Ai Không Nên Ăn Yến Sào? Những Bệnh Cần Hạn Chế Dùng Yến Sào

Yến sào là loại thực phẩm bổ dưỡng nổi tiếng với công dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe cho người sử dụng. Tuy nhiên loại “thần dược” này vẫn sẽ hóa “ độc” nếu người dùng không biết sử dụng đúng cách. Sau đây, Toyensaocoacap.vn sẽ cung cấp một số thông tin để giúp bạn giải đáp thắc mắc ai không nên ăn yến sào và đâu là cách chế biến yến sào đảm bảo nhất.

Ai Không Nên Ăn Yến Sào?

Yến sào tuy là món ăn có nhiều giá trị dinh dưỡng, cải thiện tốt sức khỏe người sử dụng nhưng không phải người nào dùng cũng tốt. Với một số người có tình trạng sức khỏe không phù hợp hoặc mắc một số bệnh lý nhất định thì việc sử dụng yến có thể gây hại cho sức khỏe. Vậy yến sào có hại với đối tượng nào, ai không nên ăn yến sào? Dưới đây là 7 đối tượng được khuyến cáo không nên ăn yến sào.

Người Tiêu Hóa Kém

Chứa nhiều thành phần quan trọng cho sức khỏe như Protein, Axit Amin, khoáng chất, vitamin,… Yến sào sẽ hỗ trợ hệ tiêu hoá phát triển tốt hơn ở những người gầy hay biếng ăn, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, với người có thể trạng quá yếu, thường xuyên mệt mỏi, xanh xao, tỳ vị hoạt động kém, lượng dưỡng chất dồi dào từ yến sẽ tạo áp lực, khiến cơ thể không thể hấp thụ tối đa, gây lãng phí, tệ hơn là xảy ra phản ứng ngược có hại cho sức khỏe.

Đối với những người cao tuổi, sức khỏe và chức năng của các cơ quan trong cơ thể không còn tốt như lúc còn trẻ, nên việc sử dụng yến sào quá thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá. Sử dụng tổ yến bừa bãi, không khoa học sẽ gây cảm giác khó chịu, chướng bụng. Về lâu dài, có thể gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy, dạ dày,…

Người Đang Sốt, Đau Đầu, Đau Bụng

Yến sào được nghiên cứu về công dụng tốt với bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh, tuy nhiên điều này sẽ không đúng với những người đang sốt, cảm mạo, đau đầu. Nguyên nhân là do khi người bệnh mắc các bệnh này, cơ thể cần thời gian và chất xúc tác để đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể, nên cần được bổ sung dưỡng chất từ các thực phẩm có cấu trúc đơn giản, dễ tiêu hóa hơn.

Việc ăn yến sào khiến cơ thể phải chịu áp lực từ một lượng lớn chất dinh dưỡng được nạp vào, để hấp thụ hết, người bệnh phải vận động để tiêu hao năng lượng, vì vậy không nên sử dụng yến sào với các đối tượng sốt, đau đầu, sẽ khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn.

người bị sốt cao không nên ăn yến sào
Người Bị Sốt, Đau Đầu, Đau Bụng Không Nên Sử Dụng Yến Sào

Với người bị đau bụng, nguyên nhân thường thấy là bị cảm lạnh hoặc xảy ra sự bất thường ở bộ phận nào đó bên trong cơ thể. Khi chưa biết chính xác nguyên nhân gây đau bụng thì không nên sử dụng yến, vì có tính hàn trong yến nên khi sử dụng sẽ dễ bị lạnh bụng, khiến người bệnh đau hơn.

Người Dễ Đầy Hơi, Đầy Bụng

Bị đầy hơi, đầy bụng là hậu quả của việc không tiêu hóa hết lượng thức ăn, chất dinh dưỡng trong cơ thể, do đó nếu bạn bổ sung thêm yến sào vào giai đoạn này sẽ khiến tình trạng sức khỏe trở nên tệ hơn, thậm chí bạn sẽ cảm thấy buồn nôn, chán ăn.

Phụ Nữ Mang Thai Dưới 3 Tháng

Nhắc đến danh sách ai không nên ăn yến sào ta không thể không nhắc đến phụ nữ mang thai dưới 3 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, thai còn rất yếu, chưa phát triển ổn định, nếu bổ sung quá nhiều dưỡng chất từ yến sẽ khiến cơ thể mẹ và bé phải chịu áp lực, làm gián đoạn tiến trình phát triển bình thường của bé.

mang thai dưới 3 tháng tuổi lưu ý không dùng yến sào
Phụ Nữ Mới Mang Thai Không Nên Sử Dụng Yến Sào

Mẹ bầu nên theo dõi chặt chẽ lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể trong giai đoạn này, tốt nhất nên bổ sung yến sào từ tháng thứ tư trở đi, khi cơ thể mẹ và bé đã dần ổn định, từ đó sẽ phát huy tốt nhất tác dụng của yến sào lên cơ thể mẹ và bé.

Trẻ Em Dưới 7 Tháng Tuổi

Dưới 7 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa phát triển toàn diện nên chưa thể hấp thụ hết những dưỡng chất mà yến sào mang lại. Việc cố ép cơ thể trẻ nhỏ tiêu hóa chất dinh dưỡng từ yến sào sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ chịu áp lực, dễ gây táo bón, chướng bụng và đầy hơi ở trẻ.

Hơn nữa, tính bình của yến sẽ khiến trẻ dễ bị lạnh bụng, dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn, có thể là tác nhân dẫn đến tình trạng gầy yếu, suy dinh dưỡng ở trẻ. Để có thể cung cấp đủ dinh dưỡng mà không sử dụng yến sào, mẹ có thể cho bé ăn nhiều rau củ quả, thịt cá,… để phù hợp hơn với thể trạng của bé.

Những Bệnh Không Nên Ăn Yến Sào

Trường Hợp Viêm Cấp Tính

Khi mắc các bệnh như: viêm da, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm phế quản cấp,… không nên sử dụng yến. Đây là thời điểm cơ thể đang rất nhạy cảm, dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn từ bên ngoài, làm tình trạng bệnh tệ hơn.

Đặc biệt trong yến sào có tính bình, là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây hại cho cơ thể sinh sôi nảy nở. Để đảm bảo an toàn, bạn nên bồi bổ cơ thể bằng yến sào khi đã hoàn toàn khỏi bệnh, lúc này cơ thể đã tốt hơn và có khả năng kháng lại các vi khuẩn có thể có từ thực phẩm bên ngoài.

Các Trường Hợp Dương Hư, Tiểu Trong

Không nên dùng yến sào vào thời điểm dương hư, đi tiểu nước trong, vì lúc này cơ thể yếu nên không có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, từ đó gây ra tình trạng lãng phí và tạo gánh nặng cho cơ thể nếu ăn yến sào, không những thế người bệnh còn cảm thấy khó tiêu, buồn nôn, chán ăn,…

Lỗi Sai Thường Gặp Khi Chế Biến Và Ăn Yến Sào

Yến sào tuy bổ và đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng nếu bạn không biết những lưu ý cần tránh khi sử dụng và chế biến yến sào, sẽ khiến hiệu quả đạt được không như mong muốn và có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ khác. Bên cạnh việc biết được những ai không nên dùng yến sào thì một số lỗi sai thường gặp khi chế biến và sử dụng yến sào cũng cần phải lưu ý!

Sử Dụng Yến Sào Hàng Ngày Với Liều Lượng Không Hợp Lý

Cơ thể mỗi người đều có một giới hạn nhất định trong việc hấp thụ và tiêu hóa dưỡng chất. Nếu dùng yến sào quá thường xuyên, dùng hàng ngày sẽ tạo gánh nặng về dinh dưỡng cho cơ thể, khiến cơ thể không thể hấp thụ hết, từ đó đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa, gây lãng phí. Bên cạnh đó, nếu bạn lạm dụng quá nhiều yến sào sẽ gây ra phản ứng ngược từ cơ thể, nếu bạn bị bệnh tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

sử dụng yến sào hằng ngày với liều lượng cao cũng không được khuyến khích
Không Nên Ăn Yến Sào Hàng Ngày, Quá Thường Xuyên

Nhưng không vì thế mà sử dụng quá ít yến sào, hiệu quả đạt được sẽ không cao và rõ ràng. Lời khuyên cho bạn là nên sử dụng yến sào với lượng vừa đủ, liều lượng này sẽ tùy thuộc nhiều vào thể trạng sức khỏe và bệnh lý của người sử dụng. Việc sử dụng lượng nhỏ đều đặn trong thời gian dài sẽ mang lại chất lượng cao hơn việc sử dụng nhiều trong 1 lần.

Thời gian biểu và liều lượng yến hợp lý để dùng trong 1 tuần là dùng 3 – 5g yến/ tuần, tuần dùng 2 – 3 lần ở thể trạng người bình thường.

Ăn Yến Sào Khi Cảm Thấy Thích

Bên cạnh việc sử dụng yến hàng ngày, thói quen ăn yến bất cứ khi nào thèm, khi nào thích cũng là một trong những sai lầm về cách sử dụng yến, việc làm này không gây hậu quả quá nghiêm trọng nhưng nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tiêu dùng yến, khiến cho việc dùng nhiều trở nên lãng phí và vô nghĩa.

Thời điểm tốt nhất để sử dụng yến trong ngày là:

Buổi sáng: Ăn yến vào buổi sáng, lúc bụng rỗng sau khi ngủ dậy sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả cao nhất từ yến. Dùng yến vào buổi sáng giúp cung cấp, bổ sung năng lượng nhanh chóng cho một ngày mới, giúp xoa dịu cơn đói sau một giấc ngủ dài. Bên cạnh đó yến sào tiện lợi, dễ dùng nên bạn sẽ hạn chế việc bỏ qua bữa sáng, từ đó giảm các bệnh về dạ dày, đường ruột.

Ăn nhẹ bữa xế: Dùng yến vào thời gian giữa hai bữa chính (bữa trưa và bữa tối) để bổ sung thêm năng lượng cho các hoạt động vào buổi chiều. Dùng một chén chè yến, hay một lon nước yến mát lạnh sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái và khỏe người hơn.

Buổi tối: Nếu ban ngày bạn không có nhiều thời gian để sử dụng yến, bạn có thể dùng yến vào ban đêm trước giờ đi ngủ tầm 30 phút đến 1 tiếng, lưu ý không nên dùng yến ngay khi ăn tối xong. Ăn yến trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn, bên cạnh đó một chén yến chưng ấm nóng sẽ giúp ấm bụng, khiến đầu óc giải tỏa căng thẳng, dễ chìm vào giấc ngủ và thời gian ngủ được kéo dài hơn.

Dùng Yến Không Có Căn Cứ

Yến sào bổ dưỡng tùy theo từng trường hợp, nhưng do lời truyền miệng vô căn cứ biến yến sào trở thành liều thuốc giúp điều trị và chữa bệnh, cứ mắc bệnh, cứ suy nhược cơ thể thì lại dùng yến để bồi bổ. Suy nghĩ này là hoàn toàn sai và nó có thể mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khi áp dụng.

Trên thực tế, yến sào chỉ là một loại thực phẩm/thức uống bổ sung, hoàn toàn không thể thay thế thuốc chữa bệnh kê toa từ bác sĩ. Trong một số trường hợp, sử dụng yến sẽ gây phản tác dụng, không những không đạt hiệu quả mà còn gây ra nhiều hậu quả khiến người dùng phải hối hận, cụ thể ở các bệnh sau đây bệnh nhân không nên dùng yến: viêm nhiễm đường tiết niệu, ho có đờm loãng, viêm gan, viêm phế quản, tình trạng sốt, cảm mạo thường xuyên kéo dài.

dùng yến sào vô tội vạ có thể khiến tiền mất tật mang
Yến Sào Là Thực Phẩm Bổ Sung Dinh Dưỡng, Không Phải Là Thuộc Điều Trị Bệnh

Để đảm bảo an toàn, bạn cần nắm rõ bệnh lý và tình trạng sức khỏe của bản thân hoặc gia đình và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có quy trình sử dụng yến hợp lý nhất.

Yến Chưng Càng Lâu Càng Bổ

Bất kỳ thực phẩm nào khi bị tác dụng nhiệt quá lâu và quá cao đều biến chất và không giữ được nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng như lúc đầu. Chỉ nên chưng yến trong khoảng thời gian từ 25 đến 30 phút, khi yến vừa chín tới, lúc này yến đã đạt được độ mềm và tiệt trùng vừa phải, chất dinh dưỡng vẫn được bảo toàn.
Nếu bạn chưng/hầm yến quá lâu, yến sẽ trở nên nhão, dưỡng chất sẽ vơi bớt vì chịu tác dụng nhiệt quá nhiều.

Chỉ Dùng Yến Để Bồi Bổ Khi Bị Bệnh

Nhiều người nghĩ rằng chỉ khi bị bệnh mới cần bổ sung yến sào. Thực tế cho thấy yến sào mang lại nhiều lợi ích ngay cả với người khỏe mạnh và giúp họ phòng ngừa bệnh tật. Một vài lợi ích bạn nên biết như:
Làm đẹp da, cải thiện sắc tố da, giảm nếp nhăn và làm chậm tiến trình lão hóa của làn da.

  • Bổ sung vitamin A cùng 18 loại axit amin tốt cho mắt, giúp chữa lành các mô ở tế bào giác mạc, từ đó hạn chế mắc các bệnh về mắt ở người trưởng thành.
  • Giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể và làm giảm áp lực lên các cơ quan bài tiết như gan và thận.
  • Hỗ trợ sự vận động và phát triển của xương khớp, khiến cơ thể dẻo dai, hạn chế tình trạng viêm sụn, tiêu xương, nhược cơ khi về già.
  • Tốt cho hệ thần kinh, tránh các biến chứng về não bộ, tăng cường trí não, giúp an thần, giảm căng thẳng và ngủ được ngon giấc hơn.
  • Tốt cho tim mạch, hạn chế các bệnh như cao huyết áp, xơ cứng động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
  • Kiểm soát tốt lượng đường trong máu, hạn chế mắc bệnh tiểu đường khi có tuổi.

Như vậy, chúng ta nên bắt đầu bổ sung yến như một loại thực phẩm chức năng ngay từ khi còn khỏe mạnh để bồi bổ cơ thể và hạn chế được những triệu chứng do bệnh về già gây ra. Bên cạnh đó, yến sào sẽ là loại vũ khí đắc lực hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh chóng hơn khi bị ốm.

Vận Động Mạnh Ngay Sau Khi Dùng Yến

Khi vận động cơ thể sẽ tăng cường bài tiết dẫn đến toát mồ hôi, do đó nếu bạn vừa ăn yến, cơ thể chưa kịp hấp thụ chất dinh dưỡng mà cơ quan bài tiết lại hoạt động mạnh, gây lãng phí và ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Kết quả là bạn sẽ toát nhiều mồ hôi hơn và dễ đau dạ dày.

không nên vận động mạnh ngay sau khi dùng yến
Tập Thể Dục Sau Khi Dùng Yến Sẽ Gây Hại Cho Sức Khỏe

Tập luyện thể thao là thói quen tốt, tuy nhiên bạn nên lựa chọn thời điểm thích hợp để thực hiện, tránh hoạt động mạnh khi vừa dùng yến sào xong.

Cho Đường Phèn Vào Chưng Cùng Với Yến Từ Ban Đầu

Đường phèn được khuyến cáo sử dụng thay cho đường trắng để chưng yến, nhưng đường phèn sẽ phát huy tốt tác dụng của nó nếu bạn thêm nó vào thời điểm thích hợp trong quá trình chưng yến.

Việc bỏ đường vào chưng cùng với yến ngay từ đầu sẽ gây khó khăn cho quá trình chín đều của yến, mặc khác đường tan nhanh, nên nếu chưng quá lâu sẽ làm giảm tác dụng của đường phèn. Do vậy bạn nên lưu ý về thời điểm bổ sung đường phèn khi chưng yến.

Mua Tổ Yến Về Dự Trữ Trong Tủ Lạnh

Bảo quản yến quá lâu trong tủ lạnh sẽ khiến yến bị mất dần chất dinh dưỡng, khi người sử dụng sẽ không còn đảm bảo chất lượng tốt nhất.

cách bảo quản yến sào hợp lý
Cách Bảo Quản Yến Để Giữ Nguyên Giá Trị Dinh Dưỡng

Bạn không nên mua yến về dự trữ trong tủ lạnh, thời gian tối đa bạn có thể bảo quản yến để đảm bảo giá trị dinh dưỡng vẫn nguyên vẹn như ban đầu là 3 ngày, bạn lưu ý khi mua về nên làm sạch, để ráo, sau đó cho yến vào hộp kín hoặc sấy khô và bảo quản cách biệt với các thực phẩm khác trong tủ lạnh.

Tốt hơn hết, bạn chỉ nên mua lượng yến đủ dùng trong 1 – 2 ngày để đảm bảo chất lượng và hiệu quả yến mang lại là cao nhất.

Câu Hỏi Thường Gặp

Người Bệnh Tiểu Đường Có Nên Dùng Yến Không?

Người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể dùng yến sào như một thực phẩm bổ sung. Trong tổ yến chứa 100% nước dãi yến, không chứa đường, chất béo nhân tạo, do đó người tiểu đường có thể an tâm sử dụng mà không lo ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên, thể trạng của mỗi người là mỗi khác, để đảm bảo an toàn, trước khi dùng yến bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng, cách dùng và những hạn chế có thể tồn tại nếu bạn sử dụng yến.

Dùng Yến Sào Có Tác Dụng Phụ Không?

Yến sào nếu được sử dụng đúng sẽ không gây ra tác dụng phụ. Khi sử dụng yến sào đầu tiên bạn cần lựa chọn được thương hiệu uy tín và sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu không may mua phải yến sào dởm, kém chất lượng có thể gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, khó tiêu và ngộ độc.

Người Đang Bệnh Có Nên Dùng Yến?

Người ốm có thể dùng yến để bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên với các bệnh như: sốt, đau đầu, cảm, đầy bụng, đau bụng, ho có đờm, viêm da, viêm phế quản, viêm tiết niệu, viêm gan,… thì không nên dùng.
Lý do là khi người ốm mắc các bệnh này, cơ thể rất yếu, không đủ khả năng hấp thu các dưỡng chất từ yến, dẫn đến áp lực lên hệ tiêu hóa. Người mắc các bệnh này chỉ nên dùng yến khi đã khỏi và muốn bồi bổ để cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Lời Kết

Trên đây là những thông tin mà Toyensaocaocap.vn cung cấp đến bạn về những lưu ý khi dùng, chế biến và bảo quản yến, đồng thời giải đáp thắc mắc về câu hỏi ai không nên ăn yến sào. Mong rằng bạn sẽ tìm thấy câu trả lời thích đáng cho những thắc mắc của bản thân và gia đình.