3 Cách Chưng Yến Cho Người Bệnh Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Được ví như “phương thuốc trị bách bệnh”, yến sào được rộng rãi người tiêu dùng ưa chuộng bởi những giá trị dinh dưỡng và khả năng bồi bổ cơ thể mà nó mang lại. Đặc biệt, yến sào hỗ trợ tốt chức năng phục hồi các cơ quan trong cơ thể người bệnh, vậy đâu là cách chưng yến cho người bệnh đem lại hiệu quả phục hồi nhanh chóng và hiệu quả, mời các bạn cùng Toyensaocaocap.vn tìm hiểu nhé!

Lợi Ích Của Yến Sào Đối Với Người Bệnh

Yến sào cần thiết với cơ thể người bệnh vì khi bệnh chúng ta thường rất mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, cơ thể thiếu các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phục hồi và phát triển.

Theo nghiên cứu của Gs. Nguyễn Duy Thịnh, tổ yến chứa hàm lượng lớn Protein, các Amino Acid quan trọng như Threonine, Leucine, Arginine, Phenylalanine và Valine. Đây là những hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự tiếp diễn của bệnh tật, nâng cao sức đề kháng, là những dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ phục hồi các cơ quan hư tổn, ngăn chặn sự lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

lợi ích của tổ yến sào đối với người bệnh
Lợi Ích Của Yến Sào Với Người Bị Bệnh

Đặc biệt, trong thời gian gần đây yến sào được nghiên cứu với khả năng chống lại các tác nhân cấu thành bệnh ung thư nguy hiểm ở người. Hơn nữa, yến sào hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, phòng chống các bệnh về huyết áp, tim mạch nên cực kỳ phù hợp khi sử dụng với người bị bệnh, nhất là đối với những bệnh nhân chịu hóa trị, xạ trị và sau khi phẫu thuật.

Sau đây mời các bạn cùng tham khảo những công dụng tuyệt vời mà yến sào mang lại cho người bệnh:

  • Cung cấp lượng Vitamin, khoáng chất,… cần thiết giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, giúp bệnh tình tiến triển khả quan hơn.
  • Yến sào có khả năng làm sạch và cải thiện hệ hô hấp, giúp người bệnh hạn chế mắc các bệnh về đường hô hấp như lao phổi, viêm phế quản cấp, viêm đường hô hấp cấp.
  • Tổ yến giúp kích thích vị giác, khiến người bệnh ăn ngon miệng hơn, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, từ đó giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất.
  • Với bệnh nhân vừa mới phẫu thuật, tổ yến giúp sản sinh tế bào, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, nâng cao hệ miễn dịch ngăn chặn virus xâm nhập.
  • Người có vấn đề về tim mạch, huyết áp cũng có thể được cải thiện khi dùng yến sào, bởi trong yến sào chứa nhiều dưỡng chất giúp cải thiện, phục hồi chức năng tim, hỗ trợ tuần hoàn máu, ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn mạch máu, xơ vữa động mạch.
  • Yến giúp hỗ trợ chức năng gan và thận, tăng cường quá trình bài tiết, thải độc ở cơ thể người, cải thiện sức khỏe người bệnh.

Nhìn chung, yến sào có những công dụng tuyệt vời với sức khỏe người bệnh, tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc, tổ yến có lợi ích như thế nào với từng loại bệnh cụ thể? Người bị ung thư có nên dùng yến? Ăn yến sào có tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường? Toyensaocaocap.vn đã tóm tắt và gửi đến bạn công dụng chi tiết của yến sào với các bệnh nhân như sau:

Công Dụng Của Yến Với Bệnh Ung Thư

Yến sào có chứa các thành phần giúp kích thích sự tăng trưởng, sinh sản tế bào, thúc đẩy quá trình phục hồi mô và cơ. Giúp người mắc bệnh ung thư gia tăng khả năng chữa lành hư tổn, cải thiện sức khỏe. Đặc biệt, quá trình tăng sinh chỉ diễn ra ở các tế bào bình thường, không tác động đến tế bào bị ung thư, nên người bệnh có thể yên tâm khi sử dụng.

Trong yến chứa 18 loại Axit Amin thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt có Axit Aspartic đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào, tăng sinh hồng cầu, giúp người bệnh phục hồi tốt hơn.

Lượng khoáng chất, vitamin, Protein trong yến cũng là dưỡng chất quý giá giúp cung cấp năng lượng, nâng cao khả năng miễn dịch ở người bệnh. Quan trọng hơn cả, sợi yến mềm, vị yến khá thơm và dễ dùng, do đó sẽ hạn chế được tình trạng chán ăn, buồn nôn, khó nuốt thường thấy ở bệnh nhân ung thư.

Công Dụng Của Yến Với Bệnh Cao Huyết Áp

yến sào mang lại nhiều lợi ích cho người cao huyết áp
Yến Sào Hỗ Trợ Tốt Cho Bệnh Nhân Mắc Bệnh Về Huyết Áp

Trong yến sào có chứa tới 60% chất đạm, các loại Axit Amin như Amide, Humin, Histidine, Lysine,… giúp bổ sung dinh dưỡng, cung cấp năng lượng và điều hòa huyết áp ở người bệnh, khiến bệnh nhân tỉnh táo, minh mẫn hơn về tinh thần và năng động hơn về thể chất.

Sử dụng yến sào với liều lượng và thời gian hợp lý, sẽ giúp người bệnh huyết áp phòng chống các bệnh liên quan như xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Công Dụng Của Yến Với Bệnh Nhân Vừa Phẫu Thuật

Sau khi trải qua cuộc tiểu phẫu hay đại phẫu, đa số các bệnh nhân đều mất khá nhiều máu và sức lực, đây là lúc bệnh nhân cần được bổ sung dưỡng chất từ yến sào để sức khỏe mau chóng hồi phục và tránh được những biến chứng không đáng có.

Yến sào đáp ứng đủ những chất cần tránh hậu phẫu thuật nên người bệnh có thể yên tâm tin dùng yến sào như một loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. Theo nghiên cứu thấy được, yến sào chứa phần lớn Glyco và Protein (chiếm 45 – 55% trong tổng lượng yến sào) là nguồn năng lượng cần thiết với người bệnh.

Trong yến chứa nhiều Axit Amin quan trọng, cụ thể là Valine và Isoleucine, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và làm lành vết thương nhanh chóng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Bên cạnh đó, bệnh nhân khi mới phẫu thuật xong việc ăn uống và tiêu hóa sẽ khá khó khăn, cháo yến, nước yến sẽ là những trợ thủ đắc lực để bồi bổ năng lượng và dưỡng chất trong giai đoạn này.

Công Dụng Của Yến Với Bệnh Nhân Bị Tiểu Đường

Tổ yến là loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, trong yến sào có chứa Leucine với tác dụng điều chỉnh chỉ số đường trong máu, Phenylalanine là hoạt chất giúp điều hòa đường huyết và Isoleucine giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe.

yến sào được cho là rất tốt cho người tiểu đường
Yến Sào Là “Liều Thuốc” Đối Với Người Mắc Bệnh Tiểu Đường

Yến sào được chiết xuất 100% từ nước dãi chim yến, không chứa đường, chất béo, hoàn toàn không gây ảnh hưởng xấu đến lượng đường trong máu của người bệnh. Theo bài nghiên cứu “Edible Bird’s Nest Prevents High Fat Diet-Induced Insulin Resistance in Rats”, yến sào được xem như một loại thực phẩm chức năng hỗ trợ chống lại bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, khi sử dụng yến sào, yến chưng hay nước yến cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bạn cần phải lựa chọn thương hiệu uy tín, sản phẩm được chế biến chuyên dụng cho người mắc bệnh tiểu đường, ít đường và không chứa chất béo nhân tạo.

Những Món Yến Phù Hợp Cho Người Bệnh

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hình sản phẩm yến mà bạn có thể chọn mua và sử dụng cho người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc về vấn đề người bệnh nên dùng yến sào hay nước yến là tốt nhất. Vậy thực tế loại yến nào tốt nhất cho người bệnh?

Câu trả lời là cả yến sào và nước yến đều rất tốt, có nhiều công dụng để cải thiện sức khỏe, phục hồi vết thương cho người bị bệnh. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả bạn cần lựa chọn thương hiệu yến sào uy tín và áp dụng liều lượng phù hợp với từng người bệnh.

Trường hợp bạn có nhiều thời gian thì có thể mua yến sào để tự chế biến, cách thức này sẽ tạo ra nhiều món, đỡ gây ngán cho người bệnh khi dùng. Ngược lại, nếu không có thời gian rảnh, bạn hoàn toàn có thể chọn nước yến để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Bên cạnh đó, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm yến chưng sẵn kết hợp với nhiều nguyên liệu quý như yến chưng sẵn nhân sâm, yến chưng sẵn đông trùng, yến chưng táo đỏ, yến chưng đường phèn,… cực kỳ bổ dưỡng, tiện lợi, có thể mua về và sử dụng ngay cho người bệnh.

Cách Chưng Yến Cho Người Bệnh

Để giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng của tổ yến đồng thời phát huy tối đa công dụng với sức khỏe, bạn cần phải biết cách chưng yến cho người bệnh đúng và chuẩn nhất. Chưng tổ yến với táo đỏ, kỷ tử, sữa và cháo yến tại nhà dưới là những cách chưng yến sào cho người bệnh đơn giản và bổ dưỡng, đáng để bạn tham khảo.

Tổ Yến Chưng Táo Đỏ Kỷ Tử

món tổ yến chưng táo đỏ cho người bệnh
Công Thức Chế Biến Món Tổ Yến Chưng Táo Đỏ Kỷ Tử

Công dụng:

Theo Đông y, kỷ tử có mặt trong nhiều bài thuốc điều trị, giúp tăng cường sức khỏe. Trong kỷ tử có chứa nhiều vitamin, 8 loại axit amin cùng các khoáng chất có lợi cho sức khỏe như Fe, Zn,… Giúp giải độc gan, bồi bổ thận, hỗ trợ tốt quá trình bài tiết, thải độc ở cơ thể. Kỷ tử còn có tác dụng chống viêm, giảm đau, cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp, cơ bắp.

Táo đỏ chứa nồng độ Creatinin và Ure phù hợp cho việc cải thiện chức năng của thận, giúp tình trạng bệnh của người mắc các bệnh về thận tiến triển tốt lên. Bên cạnh đó, táo đỏ cũng chứa hoạt chất giúp điều trị ung thư, tiêu giảm khối u ở giai đoạn đầu của bệnh.

Khi kết hợp yến sào với hai nguyên liệu dinh dưỡng trên sẽ tạo nên món ăn tuyệt vời giúp bồi bổ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật ở người sử dụng.

Nguyên liệu:

  • Yến sào (5-10g)
  • Táo đỏ (5-10 quả)
  • Kỷ tử (10-20 quả)
  • 1/4 bông tuyết nhĩ
  • Đường phèn.

Thực hiện:

  • Cắt bỏ chấn của bông tuyết nhĩ, đem rửa sạch sau đó ngâm cùng táo đỏ và kỷ tử trong 15 – 20 phút.
  • Ngâm tổ yến trong nước khoảng 30 phút để sợi yến nở to. Nếu là yến thô cần loại bỏ tạp chất và ngâm ở thời gian lâu hơn.
  • Đem tổ yến, táo đỏ, kỷ tử chưng trong nồi 30 phút đến khi chín đều.
  • Sau khi chín, thêm lượng đường phèn vừa đủ, sau đó cho bông tuyết nhĩ vào, chưng nhỏ lửa thêm 5 phút rồi tắt bếp.
  • Cho ra chén và thưởng thức.

Cháo Yến Gà Ác

món yến chưng gà ác tốt cho người bệnh
Công Thức Chế Biến Món Cháo Yến Gà Ác

Công dụng:

Gà ác chứa nhiều Axit Amin cần thiết như Methionine, Lysine, Histidine,… góp phần hỗ trợ hệ thống gan và thận của cơ thể đồng thời làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên. Lượng Protein dồi dào có trong gà ác sẽ là nguồn cung cấp năng lượng, đặc biệt gà ác chứa nhiều protein hơn các loại thịt gà thông thường, hỗ trợ xây dựng cơ bắp, tăng cường mô cơ ở người bệnh.

Bên cạnh đó, Sắt và các khoáng chất cần thiết có trong gà ác hỗ trợ phục hồi chức năng tim, cùng với hàm lượng Cholesterol thấp giúp bảo vệ người bệnh trước các vấn đề về tim mạch, huyết áp như hình thành cục máu đông, đau tim, đột quỵ.

Gà ác còn chứa nhiều vitamin nhóm B như B1, B2, B6 và B12, đóng vai trò chính trong quá trình trao đổi chất ở cơ thể, làm tăng sinh lượng tế bào, rút ngắn thời gian làm lành tổn thương. Hơn nữa, lượng vitamin E dồi dào sẽ giúp cải thiện tình trạng da ở những bệnh nhân bị viêm da, gặp các vấn đề về da, tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ tim mạch.

Nguyên liệu:

  • Yến sào (10g)
  • Gạo nếp, gạo tẻ (30g)
  • Gà ác (1 con)
  • Bí đỏ
  • Gia vị

Thực hiện:

Ngâm tổ yến sào trong nước sạch từ 20 – 30 phút, sau đó nhặt tạp chất và rửa sạch.
Vo gạo nếp và gạo tẻ sau đó bắt lên nồi nấu cháo.
Gà ác rửa sạch, lấy hết nội tạng đem bỏ, chỉ giữ lại phần thịt.
Đem gà ác luộc với nước cùng một ít nguyên liệu như hành, gừng, muối.
Sau khi gà chín, vớt ra và bỏ vào thau đá để thịt săn lại.
Tổ yến đã rửa sạch cho vào chén sứ, cho nước tầm ⅔ chén, sau đó chưng cách thủy.
Gọt vỏ và rửa sạch bí đỏ, sau đó thái thành miếng nhỏ vừa ăn.
Xé thịt gà ác thành miếng.
Khi cáo chín, cho lần lượt yến, gà ác xé, bí đỏ vào và nêm nếm gia vị vừa miệng.
Thưởng thức khi cháo còn ấm.

Yến Chưng Sữa Tươi

người bệnh nên dùng yến chưng sữa tươi
Công Thức Chế Biến Món Yến Sào Chưng Sữa Tươi

Công dụng:

Sữa tươi được nhiều người tin dùng bởi những dưỡng chất và năng lượng tuyệt vời mà nó mang lại. Trong sữa có chứa hàm lượng đạm cao, bên cạnh đó còn cung cấp thêm Canxi, vitamin D, Vitamin B12 cùng nhiều dưỡng chất khác cho người bệnh. Giúp ổn định huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa liên quan đến cơ quan “sống” này.

Cung cấp đủ lượng sữa sẽ kích thích các cơ quan trao đổi chất hoạt động hiệu quả và có thể hấp thu tối đa chất dinh dưỡng từ thức ăn nạp vào. Giúp người bệnh hạn chế tình trạng suy nhược, mệt mỏi hay kiệt sức.

Nguyên liệu:

  • Yến sào (thô/tươi).
  • Sữa tươi không đường
  • Đường phèn

Thực hiện:

  • Sơ chế và ngâm yến trong nước đến khi yến nở (khoảng 30 – 40 phút).
  • Cho yến và đường phèn với lượng vừa đủ vào chén. Cho tiếp sữa tươi không đường vào chén, sao cho sữa tươi ngập hết yến.
  • Đem chén yến đi chưng cách thủy khoảng 30 phút.
  • Khi yến chín thì tắt bếp, để nguội và thưởng thức.

Những Lưu Ý Khi Chưng Yến Cho Người Bệnh

  • Món yến chưng sẽ trọn vẹn nếu bạn cẩn thận trong từng khâu chế biến, từ bước đầu tiên cho đến khi ra thành phẩm.
  • Trước khi chưng tổ yến, bạn cần lưu ý làm thật tỉ mỉ ở bước làm sạch, đảm bảo loại bỏ hoàn toàn lông, bụi bẩn, phân yến để đem sự an toàn cho hệ tiêu hóa của người bệnh, tránh việc nhiễm khuẩn khiến tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.
  • Để khử được mùi tanh của tổ yến khô, bạn nên cho thêm vài lát gừng vào khi nấu. Bên cạnh việc khử tanh, gừng còn làm tăng hương vị cho món ăn và làm hài hòa tính lạnh có trong yến.
  • Không nên cho đường phèn vào cùng chưng với tổ yến ngay từ đầu, nên chưng chín yến sau đó mới thêm đường phèn vào để hạn chế sự mất chất của yến.
  • Nên cho nước trong nồi ngập khoảng 1/2 bát yến khi chưng cách thủy. Nếu cho quá nhiều nước, khi sôi nước sẽ tràn qua thành chén vào yến, làm yến biến chất và gây lãng phí.
  • Tùy theo yến đảo hay yến nhà thì sẽ có thời gian chưng cất khác nhau. Bạn hạn chế chưng tổ yến quá lâu, khiến yến bị nhão, mất chất và vơi bớt mùi vị đặc trưng của yến.

Người Bệnh Gì Cần Hạn Chế Dùng Yến

những bệnh nên lưu ý khi dùng yến sào
Người Mắc Bệnh Gì Thì Không Nên Dùng Yến?

Tổ yến dù có tốt đến mấy, khi gặp những bệnh sau đây đều sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người sử dụng:

  • Người mắc các bệnh về hệ tiêu hóa như đầy bụng, lạnh bụng, khó tiêu, đi ngoài ra phân lỏng, không hấp thụ được dưỡng chất.
  • Người gặp các bệnh như viêm da, viêm phế quản, viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Người bị cảm mạo, sốt, nhức đầu, ho nhiều, ho ra đờm loãng.
  • Người có tỳ vị hư, bị phong hàn, phong nhiệt, dễ lạnh chân tay.
  • Người thường xuyên suy nhược, xanh xao, tỳ vị yếu.
  • Người có triệu chứng suy dương, tiểu dương, nước tiểu trong.

Để đảm bảo an toàn, trước khi dùng người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để nắm những lưu ý khi dùng yến sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Câu Hỏi Thường Gặp

Người Bệnh Nên Ăn Yến Lúc Nào?

Người bệnh nên ăn yến lúc bụng rỗng, đặc biệt hai thời điểm “vàng” là vào buổi sáng khi vừa thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ từ 30 phút đến 1 tiếng. Đây là hai khoảng thời gian mà cơ thể có thể hấp thu tối đa dưỡng chất từ yến và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Lưu ý không nên sử dụng quá nhiều yến trong một ngày, tránh gây lãng phí và tác dụng ngược. Nên sử dụng từ 3 – 4g yến/ngày khi cơ thể vừa mới ốm dậy để bổ sung đủ chất dinh dưỡng.

Ăn Yến Liên Tục Trong Lúc Bệnh Có Được Không?

Không nên ăn yến quá thường xuyên, điều này làm lượng yến nạp vào cơ thể trở nên dư thừa. Đặc biệt trong lúc bệnh, cơ thể bệnh nhân luôn trong tình trạng mệt mỏi, các cơ quan hoạt động kém, nhất là hệ tiêu hóa và quá trình trao đổi chất. Do đó, nếu ăn yến sào quá nhiều, quá thường xuyên sẽ khiến người bệnh khó hấp thu và tiêu hóa.

Người Bệnh Ăn Yến Khi Nào Là Đủ?

Đối với bệnh nhân đang trong quá trình điều trị hoặc vừa khỏi bệnh, nên ăn yến 2 – 3 lần trong tuần, mỗi lần từ 3 – 4g yến. Đây là liều lượng thích hợp để cơ thể người bệnh phục hồi nhanh chóng và không gây ra bất kỳ biến chứng gì.

Người Bệnh Ăn Yến Bao Lâu Thì Có Hiệu Quả?

Người bệnh vừa ốm dậy có nhu cầu bồi bổ cơ thể chỉ cần ăn yến từ 1 – 2 ngày là cơ thể sẽ khỏe mạnh, ít mệt mỏi hơn. Tuy nhiên, với các trường hợp bệnh khác nặng hơn hay đang trong quá trình điều trị, thời gian dùng yến là không thể xác định, điều này còn tùy thuộc vào thể trạng và bệnh mà người đó mắc phải.

Lời Kết

Trên đây là những chia sẻ của Toyensaocaocap.vn về các cách chưng yến cho người bệnh và những lưu ý về liều lượng, cách dùng, thời điểm dùng sao cho người bệnh có thể hấp thu tối đa dưỡng chất mà yến mang lại. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm thông tin để giải quyết vấn đề của bản thân và của gia đình.