Lưu Ý Cách Dùng Yến Sào Cho Bà Bầu Để Tốt Cho Cả Mẹ Và Con

Yến sào là món ăn bổ dưỡng được nhiều mẹ bầu ưa chuộng, tuy nhiên nếu không biết cách dùng và xác định liều lượng sao cho phù hợp thì sẽ gây ra tình trạng lãng phí, không mang lại hiệu quả cao. Bài viết sau đây Toyensaocaocap.vn sẽ mách bạn cách dùng yến sào cho bà bầu và những lưu ý cần thiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Lợi Ích Yến Sào Mang Lại Cho Mẹ Bầu Và Thai Nhi

Yến sào là một loại thực phẩm/dược phẩm được tạo nên từ chim yến, có tính bình, vị ngọt, không chứa chất béo độc hại, giúp tăng cường sức khỏe, tinh thần tỉnh táo và cải thiện sức khỏe của não bộ. Vậy với mẹ bầu và thai nhi, yến sào đem lại những lợi ích gì, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Đối Với Mẹ Bầu

Giảm một số triệu chứng trong giai đoạn thai nghén

Mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn,… là các tình trạng mà có lẽ mẹ bầu nào cũng phải trải qua trong giai đoạn đầu thai kỳ. Hội viên Hội Đông y VIệt Nam – Vũ Quốc Trung cho biết yến sào có chứa các tinh chất giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi và giúp các bà bầu vượt qua giai đoạn ốm nghén hiệu quả.

Bổ sung dưỡng chất

Yến sào chứa 45 – 55% là Protein, là hoạt chất cần thiết để duy trì nguồn năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó sự hỗ trợ của các loại Axit Amin và khoáng chất thiết yếu giúp duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học trong suốt quá trình mang thai của mẹ bầu.

Ổn định huyết áp

Tăng giảm huyết áp là vấn đề cần được chú trọng trong suốt thai kỳ. Trong yến sào có Proline – loại Axit Amin đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa xơ cứng động mạnh, giúp ổn định huyết áp.

Tăng sức đề kháng

yen sao giup tang suc de khang
Yến Sào – Nguồn Dinh Dưỡng Quý Giá Cho Mẹ Bầu Và Thai Nhi

Trong giai đoạn mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu thường yếu hơn bình thường. Do đó việc theo dõi và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho phụ nữ có thai là hết sức cần thiết. Hoạt chất Aspartic Acid có trong yến sào giúp tạo Globulin, từ đó nâng cao sức đề kháng cho bà bầu.

Hỗ trợ tiêu hóa và hệ miễn dịch

Yến sào chứa nhiều chất xơ tự nhiên hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón và điều hòa quá trình trao đổi chất ở phụ nữ mang thai.

Bên cạnh đó, vitamin B và các khoáng chất có trong yến sào (sắt, canxi, magie) còn giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch. Bảo vệ mẹ trước sự gây hại của bệnh tật, vi rút.

Giảm chứng lo âu, căng thẳng

Tryptophan là loại Axit Amin quan trọng trong việc chống lại các chứng bệnh trầm cảm, stress. Loại hoạt chất này trong yến sào giúp cho mẹ bầu tăng cảm giác hưng phấn và thư giãn.

Đào thải các độc tố

Bên cạnh việc tăng sức đề kháng, Axit Aspartic có trong yến sào còn có khả năng loại bỏ các yếu tố gây tổn hại cho hệ thần kinh, góp phần làm giảm mệt mỏi, lo âu ở bà bầu.

Ngăn ngừa rạn da, thâm nám

Hoạt chất Threonine có trong yến sào đã quá nổi tiếng với tác dụng hình thành Collagen và Elastin, 2 hợp chất giúp duy trì, cải thiện tình trạng da ở phụ nữ nói chung và mẹ bầu nói riêng. Mẹ bầu sẽ không cần phải lo lắng về các vết rạn hay thâm nám do quá trình mang thai để lại.

Hỗ trợ thanh nhiệt, chống viêm

Ợ nóng, táo bón,.. Là tình trạng hay gặp ở mẹ bầu thiếu canxi và sắt. Các tinh chất trong tổ yến kết hợp với ăn rau xanh, hoa quả đều đặn hàng ngày sẽ giúp các mẹ hạn chế được tình trạng trên.

Giảm tình trạng đau nhức

Khoáng chất có trong yến sào giúp kích thích hoạt động của mạch máu, tránh tình trạng tắc nghẽn và chèn ép lên dây thần kinh, từ đó hạn chế đau nhức tay chân trong khoảng thời gian cuối thai kỳ.

Đối Với Thai Nhi

yen sao tot cho thai nhi va me bau
Yến Sào Mang Lại Nhiều Lợi Ích Dinh Dưỡng Cho Thai Nhi

Sức khỏe của mẹ được tăng cường cũng đồng nghĩa với việc sức khỏe của bé trong bụng được đảm bảo, yến sào được mẹ bổ sung sẽ đem lại cho bé các lợi ích sau:

  • Giúp bé tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hoàn thiện hệ miễn dịch.
  • Tryptophan trong yến sào giúp trẻ phát triển cân bằng và khỏe mạnh.
  • Cung cấp canxi dồi dào, giúp khung xương thai nhi được hình thành chắc khỏe.
  • Bảo vệ hệ hô hấp ở trẻ, tránh các bệnh về hô hấp, cảm hay hen suyễn.
  • Yến sào cung cấp DHA và Omega 3, giúp trí não phát triển, tăng cường thị giác từ giai đoạn bào thai.
  • Lượng Axit N-axetylueuraminic trong yến sào cao hơn gấp nhiều lần trong trứng, sữa. Đây là hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành não bộ của trẻ, giúp trẻ lớn lên thông minh, lanh lợi.

Cách Dùng Yến Sào Cho Bà Bầu

Yến sào quan trọng trong quá trình mang thai, vậy cách dùng yến sào cho bà bầu thế nào là đúng, mời các bạn cùng tìm hiểu nhé.

Bầu Tháng Mấy Thì Được Dùng Yến Sào?

Theo chia sẻ của lương y Vũ Quốc Trung, phụ nữ mang thai không nên dùng yến sào trong giai đoạn thai nghén (cụ thể là 1-3 tháng đầu thai kỳ), vì trong khoảng thời gian này cơ địa bà bầu thay đổi nhiều và khá thất thường nên tránh dùng yến để không gây ra tác dụng phụ. Hơn nữa, bào thai lúc này chỉ mới phát triển, chưa đủ khả năng để tiếp nhận dưỡng chất dồi dào mà yến sào mang lại.

Dùng Yến Sào Vào Thời Điểm Nào Trong Ngày Cho Bà Bầu?

dung yen sao hop ly cho me bau
Nên Dùng Yến Sào Vào Thời Điểm Nào Cho Mẹ Bầu?

Sau bữa sáng từ 45 phút đến 1 tiếng: đây là khoảng thời gian tốt nhất để cơ thể mẹ bầu hấp thu tốt dưỡng chất từ tổ yến, đây còn là lúc cần thiết để cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho ngày mới của mẹ.
Buổi tối trước khi đi ngủ: trước giờ đi ngủ từ 30 – 45 phút, bổ sung yến sào vào khoảng thời gian này giúp mẹ bầu và bé hấp thụ được những dưỡng chất quý giá.

Chế Độ Dùng Yến Cho Bà Bầu

Từ Sau Tháng Thứ 3

Trong giai đoạn này, nếu cơ thể bình thường, mẹ có thể dùng 4-5gr yến mỗi ngày. Còn nếu mẹ chỉ mới tập làm quen với yến và đang tìm liều lượng phù hợp cho mình thì chỉ nên bắt đầu từ 1-2gr yến/ ngày để thai nhi tập làm quen cũng như hấp thụ hết chất dinh dưỡng từ yến.

Từ Tháng 4 Đến Tháng Thứ 7 Của Thai Kỳ

Từ tháng 4 trở đi, thai nhi sẽ trong quá trình phát triển nhanh và đòi hỏi nguồn dưỡng chất dồi dào cần được cung cấp. Chính vì thế ở giai đoạn này khi mẹ đã quen với việc sử dụng yến, có thể tăng liều lượng lên 4-5gr mỗi ngày, đồng thời mẹ phải ăn uống đủ chất, đủ nước để quá trình phát triển của bé diễn ra thuận lợi.

Bà Bầu Ăn Yến Sào Như Thế Nào Vào Tháng Cuối Thai Kỳ?

Ở giai đoạn này, cơ thể mẹ và bé đều đang được cải thiện về hệ thống miễn dịch, đồng thời các dưỡng chất trong xương của trẻ ngày một phát triển nhờ lượng yến sào cung cấp trước đó. Chính vì thế, vào những tháng cuối thai kỳ, cách dùng yến sào cho bà bầu sẽ có một chút thay đổi, cụ thể là mẹ bầu nên giảm liều lượng dùng yến xuống 2-3gr mỗi ngày. Giảm liều lượng yến nhằm kiểm soát được tình trạng và cân nặng của thai nhi, tránh phát triển quá lớn.

Những Món Ăn Yến Sào Cho Bà Bầu

Yến sào chưng đường phèn

mon yen chung duong phen cho me bau
Yến Sào Chưng Đường Phèn Là Món Ăn Khoái Khẩu Của Mẹ Bầu

Đây là món ăn đơn giản, dễ dùng, dễ thực hiện với các nguyên liệu cơ bản: 3g yến sào, đường phèn (tùy khẩu vị mà gia giảm liều lượng).

Cách thực hiện:

  • Sơ chế và làm sạch, loại bỏ bụi bẩn và lông yến với nước.
  • Vớt yến ra để ráo.
  • Chưng cách thủy yến vừa làm sạch với đường phèn trong 10 – 15 phút và thưởng thức.

Tổ yến nấu cùng hạt sen, táo đỏ và đường phèn

to yen chung tao do hat sen cho me bau
Món Yến Sào Nấu Cùng Táo Đỏ Và Hạt Sen Cũng Vô Cùng Hấp Dẫn

Nguyên liệu:

  • Yến sào (3g)
  • Hạt sen/táo đỏ (15g)
  • Đường phèn (tùy khẩu vị)

Cách thực hiện:

  • Sơ chế làm sạch yến.
  • Ngâm hạt sen với táo đỏ trong 30 phút.
  • Hòa tan đường phèn với nước lọc.
  • Luộc hạt sen với táo đỏ cho thật nhừ.
  • Chưng cách thủy tổ yến 20 phút trên lửa nhỏ.
  • Cho hỗn hợp hạt sen, yến, và nước đường phèn vào chưng thêm trong 5 phút. Tắt bếp và thưởng thức.

Lưu Ý Khi Bà Bầu Dùng Yến Sào

Hàm lượng Protein trong yến khá dồi dào, nên tùy theo cơ địa có mẹ sẽ hợp với yến và có mẹ sẽ mẫn cảm với dưỡng chất mà yến mang lại. Chính vì thế, mẹ bầu hãy ăn thử một lượng yến nhỏ để kiểm tra phản ứng của cơ thể trước khi đi vào dùng đều đặn hàng ngày.

Không nên ăn yến khi đang no. Vì lúc này cơ thể không sẵn sàng để tiếp nhận thêm dưỡng chất từ yến, gây ra lãng phí, không hiệu quả.

me bau dung yen can luu ý lieu luong va thoi gian an yen
Lưu Ý Cách Dùng Yến Cho Bà Bầu Mang Lại Nhiều Lợi Ích Cho Thai Nhi

Nên duy trì nạp đều đặn từng lượng nhỏ yến sào (khuyến nghị 3g/ngày và không quá 3 lần/tuần). Không nạp đồng thời cùng lúc một lượng lớn yến sào và cơ thể, gây lãng phí và cơ thể không hấp thụ hết.

Nên bổ sung yến cộng với đa dạng nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho thai nhi.

Mẹ bầu nên cân nhắc để lựa chọn sản phẩm yến sào uy tín, trong khi trên thị trường có rất nhiều mặt hàng bị làm giả, làm nhái, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Mẹ cũng có thể tham khảo kết hợp món yến với một ít gừng. Tính nóng trong gừng cùng với tính lạnh trong yến sẽ giúp mẹ và bé hấp thu tốt dưỡng chất trong yến.

Tuy nhiên sẽ có nhiều trường hợp mẹ bầu không được sử dụng yến như: có triệu chứng viêm ngoài da, viêm phế quản cấp, ho nhiều đờm loãng, đầy bụng,… Nên mẹ hãy theo dõi sức khỏe, tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng hợp lý khi sử dụng yến nhé.

Câu Hỏi Thường Gặp

Có Nên Dùng Yến Chưng Sẵn Cho Mẹ Bầu Không?

Mẹ bầu có thể ăn yến chưng sẵn bán trên thị trường, tuy nhiên phải lựa chọn cơ sở cung cấp yến sào uy tín, chất lượng để đảm bảo giá trị dinh dưỡng mà yến sào mang lại.

Có Nên Dùng Yến Sau Khi Sinh Không?

Không nên dùng yến sào ngay sau khi sinh, vì có thể gây tiêu chảy cho mẹ bầu, thay vào đó khoảng thời gian từ 1-3 tháng sau sinh là thời điểm hợp lý để sử dụng yến sào, giúp bổ sung năng lượng cho mẹ và bé.

Bà Bầu Bao Lâu Ăn Yến Sào Một Lần?

Giai đoạn sau tháng thứ 3, khi bà bầu mới bắt đầu ăn yến, liều lượng phù hợp cho mỗi lần ăn là 1 – 2 gram yến/ 1 ngày, với 3 ngày ăn trong 1 tuần. Sau khi đã quen dần thì có thể tăng liều lượng thành 4-5 gram yến/1 ngày. Từ tháng 4 trở đi có thể dùng yến mỗi ngày với liều lượng 4-5 gram.

Lời Kết

Trên đây là những chia sẻ của Toyensaocaocap.vn về cách dùng yến sào cho bà bầu, những lưu ý khi sử dụng yến sào cho bà bầu và một vài công thức chế biến. Mong rằng qua việc tham khảo bài viết trên, bạn có thể tìm được cách dùng yến tốt và phù hợp nhất cho bản thân và gia đình.