Cách Chế Biến Và Cách Sử Dụng Yến Sào Cho Người Già An Toàn

Yến sào là món ăn dinh dưỡng được nhiều người tin dùng cho bản thân, gia đình. Đặc biệt, với những giá trị dinh dưỡng quan trọng, đây được xem là thực phẩm bổ sung, giúp người già bồi bổ và cải thiện sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, Toyensaocaocap.vn sẽ cung cấp đến bạn những cách sử dụng yến sào cho người già, cùng những cách chế biến đơn giản nhưng vẫn đảm bảo an toàn.
Công Dụng Của Yến Sào Đối Với Người Già
Yến sào được ví như loại “thần dược” chứa các tinh chất quý giá như: lượng Protein dồi dào, 18 loại Axit Amin trong đó có 9 loại mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, 31 nguyên tố vi lượng thiết yếu cho cơ thể cùng các Vitamin, khoáng chất bổ dưỡng.
Đây nổi tiếng là thực phẩm dinh dưỡng có những công dụng tuyệt vời không chỉ với trẻ em, phụ nữ mà còn đặc biệt quan trọng với các đối tượng cần cải thiện sức khỏe, người có tuổi,… Sau đây, hãy cùng điểm qua một vài công dụng tuyệt vời mà yến sào mang lại cho người già nhé!
- Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch ở người cao tuổi.
- Bổ sung dưỡng chất, cung cấp đầy đủ Vitamin, khoáng chất giúp bảo vệ cơ thể người già khỏi những yếu tố gây bệnh, cải thiện tình trạng của các bệnh lý và giúp người già sống vui sống khỏe.
- Tác động tích cực lên hoạt động đào thải, giải độc của thận, làm giảm áp lực lên các cơ quan này.
- Giúp ổn định huyết áp, điều hòa tuần hoàn máu, giảm các chứng bệnh về huyết áp như: tăng, giảm huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ,…
- Uống yến sào sẽ giúp người già dễ tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất, cải thiện tình trạng chán ăn, biếng ăn ở người bệnh và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể.
- Yến sào mang lại nhiều lợi ích cho hệ cơ xương ở cơ thể người cao tuổi, tăng chất nhờn giúp hoạt động của xương khớp trở nên dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng tiêu xương, suy cơ, té ngã thường gặp ở người già.
- Một lợi ích quan trọng khác của yến sào là ổn định thần kinh, tăng cường trí não, cải thiện trí nhớ và giúp người dùng tỉnh táo, tinh thần sảng khoái hơn.
- Yến sào chứa các thành phần như Proline, Axit aspartic góp vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào mô cơ, kích thích sản sinh hồng cầu từ đó rút ngắn quá trình làm lành các vết thương, đặc biệt phù hợp với người lớn tuổi đau ốm, người vừa phẫu thuật.
- Hoạt chất Se chứa trong yến giúp tăng hoạt tính của enzyme chống oxy hóa, do đó sẽ làm chậm quá trình lão hóa ở người lớn tuổi.

Yến sào mang lại vô vàn lợi ích với người cao tuổi, tuy nhiên không phải càng dùng nhiều thì lợi ích mang lại sẽ càng cao. Cần phải có chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý cộng với thói quen sử dụng yến sào với liều lượng và thời gian đúng khoa học, có như thế tình trạng sức khỏe ở người cao tuổi mới được cải thiện và tăng cường.
Cách Sử Dụng Yến Sào Cho Người Già
Nhằm tận dụng triệt để hiệu quả yến sào mang lại, người thân và gia đình của người cao tuổi nên tìm hiểu và biết cách sử dụng yến sào cho người già, sau đây là những lưu ý mà các bạn nên đọc kỹ để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.
Người Cao Tuổi Nên Sử Dụng Loại Yến Nào?
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thực phẩm, nước uống được chiết xuất từ yến sào, vậy đâu là sản phẩm yến mà người dùng nên sử dụng, thông qua việc phân tích ưu, nhược điểm của từng loại, bạn sẽ tìm được câu trả lời đấy.
Tổ yến chưng tại nhà
Đây là cách sử dụng yến sào cho người già an toàn và bổ dưỡng nhất. Bởi khi mua tổ yến về tự chế biến, bạn sẽ kiểm soát được chất lượng đầu vào lẫn đầu ra của món yến, đảm bảo dinh dưỡng cao nhất khi đến ta của người già.
Tuy nhiên nó vẫn tồn tại một nhược điểm khá lớn đó là công đoạn sơ chế, chế biến phức tạp, mất nhiều thời gian. Nếu bạn là bà nội trợ, có thời gian rảnh thì hãy ưu tiên thử cách này nhé.
Tổ yến chưng sẵn
Hiện nay có khá nhiều thương hiệu yến sào uy tín, nổi tiếng với các sản phẩm yến sào chưng sẵn tiện lợi cho người dùng. Với công nghệ tiên tiến, quy trình sản xuất hiện đại, bạn không phải lo về việc giá trị dinh dưỡng của yến bị suy giảm khi ra thành phẩm. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn đúng thương hiệu để mua, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn sức khỏe khi người già sử dụng.

Biết được giá trị dinh dưỡng của tổ yến tươi chưng tại nhà và tổ yến chưng sẵn, nhiều người vẫn thắc mắc liệu người già nên ưu tiên dùng yến tươi hay yến chưng sẵn?
Câu trả lời mà Toyensaocaocap.vn có thể cung cấp cho bạn là người già có thể dùng cả hai hình thức yến trên. Tuy nhiên nếu có thể người già nên ưu tiên sử dụng yến tươi nguyên chất được chế biến tại nhà, để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thu và chế biến được nhiều món khác nhau.
Mặc khác, nếu không có quá nhiều thời gian, bạn cũng có thể chọn yến chưng sẵn được bày bán trên thị trường hiện nay, nhưng hãy dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu để chọn ra thương hiệu uy tín và phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất.
Người Già Nên Dùng Yến Với Liều Lượng Như Thế Nào?
Yến sào mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể người sử dụng, đặc biệt hơn cả là với người già, nhưng không vì vậy mà người già nên sử dụng quá nhiều. Đúng với câu nói cái gì nhiều quá cũng không tốt, khi dùng quá liều lượng yến cần thiết, cơ thể sẽ không thể hấp thu hết dưỡng chất mà yến mang lại, từ đó gây ra sự lãng phí.
Không những thế khi dùng nhiều cơ thể sẽ dễ kích ứng và phản ứng ngược gây ra các tình trạng như khó tiêu, chướng bụng. Ngược lại nếu người già sử dụng quá ít lượng yến sào thì sẽ không hiệu quả.
Do đó, bạn cần xây dựng một lộ trình dùng yến hợp lý. Liều lượng được khuyến khích sử dụng cho người già là dùng khoảng 5g yến/lần, tuần dùng 3 lần cách ngày.

Với người có sức khỏe kém, không có khả năng vận động nhiều, bạn nên cho dùng đều đặn mỗi ngày với liều lượng 7-10g ở tháng đầu tiên, khi người lớn tuổi quen với yến bạn có thể tăng lên cứ 2 ngày dùng 1 lần và từ tháng thứ 3 trở đi, dùng 3 ngày 1 lần với 10g yến.
Thời Điểm Dùng Yến Tốt Cho Người Già
Để hấp thụ tối đa dưỡng chất yến sào mang lại, người cao tuổi nên dùng yến vào 2 thời điểm sau:
Buổi sáng sau khi thức dậy: Đây là lúc cơ thể cần nạp lại năng lượng sau một đêm dài, người già nên ăn yến sào sau khi thức dậy, lúc bụng đói.
Buổi tối trước khi đi ngủ: Không nên ăn yến sào ngay khi vừa ăn tối xong, lúc này bụng no khiến cơ thể không đủ khả năng hấp thụ tiếp chất dinh dưỡng từ yến. Người già nên sử dụng yến khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ, đây là thời điểm vàng để cơ thể nạp dưỡng chất.
Người Cao Tuổi Bệnh Gì Nên Lưu Ý Khi Dùng Yến?
Tuy là thực phẩm dinh dưỡng nhưng không phải ai sử dụng yến sào cũng mang lại hiệu quả, dưới đây là lưu ý về những căn bệnh mà người già nên tránh sử dụng yến:
- Người già gặp tình trạng tỳ vị hư, đầy bụng, bụng chướng hơi, dạ dày khó chịu, đi ngoài ra phân lỏng.
- Người bị phong hàn, phong nhiệt, dễ cảm lạnh, lạnh buốt tay chân.
- Người mắc các bệnh như viêm phế quản, viêm đường tiết niệu.
- Người già có tỳ vị hoạt động yếu, suy dương, gầy gò, nước tiểu màu trong bất thường.
Tốt hơn hết, bạn nên đưa người cao tuổi thăm khám bác sĩ để xác định tình trạng sức khỏe trước khi dùng yến, đặc biệt là những người lớn tuổi suy nhược, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ.
Cách Chế Biến Yến Sào Cho Người Già
Có nhiều công thức chế biến yến sào cho người già, bạn có thể sử dụng yến sào chưng cùng nguyên liệu khác hoặc nấu cháo, nấu súp loãng, cực kỳ dễ ăn, dễ tiêu hóa với người già, giúp bổ sung dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe. Bạn có thể tham khảo một số cách chế biến yến chưng cho người già tại nhà dưới đây:
Món yến chưng với các nguyên liệu khác
Yến chưng mà món ít nguyên liệu và dễ làm nhất trong các công thức chế biến yến sào. Để đa dạng khẩu vị người dùng, bạn có thể kết hợp yến với hạt sen, đường phèn, táo đỏ,… vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng vừa giúp người già ngon miệng hơn khi dùng bữa.
Yến chưng đường phèn:
Nguyên liệu: Yến sào (5g), đường phèn (lượng tùy thích), nước lọc.
Thực hiện:
- Ngâm yến với nước lọc đến khi yến nở mềm (khoảng 15 – 20 phút).
- Cho yến vào chén, đổ ngập nước và chưng cách thủy ở lửa vừa phải (khoảng 15 – 20 phút).
- Khi yến chín, cho đường phèn vào rồi chưng thêm 5 phút.
- Tắt bếp để món yến nguội và thưởng thức.
Yến chưng táo đỏ, hạt sen:
Nguyên liệu: Yến sào (5g), hạt sen (100g), táo đỏ (50g), đường phèn, nước lọc.
Thực hiện:
- Yến sào đem ngâm đến khi nở mềm đều.
- Rửa sạch táo đỏ, hạt sen và đem ngâm nước ấm trong 20 phút.
- Nấu chín táo đỏ, hạt sen sau khi ngâm.
- Chưng yến trên bếp khoảng 20 phút, sau đó cho hỗn hợp táo đỏ, hạt sen vào, đun thêm 15 phút.
- Cho thêm một ít đường phèn vào yến, đợi đường tan hết.
- Thưởng thức khi món ăn còn nóng.
Yến chưng táo đỏ cùng kỷ tử:
Nguyên liệu: Yến sào (5g), táo đỏ (50g), kỷ từ (1-2 quả).
Thực hiện:
- Ngâm yến với nước lọc đến khi yến nở mềm (khoảng 15 – 20 phút).
- Cho yến vào chén, đổ ngập nước và chưng cách thủy ở lửa vừa phải (khoảng 15 – 20 phút).
- Rửa sạch táo đỏ, kỷ tử và đem ngâm nước ấm trong 20 phút.
- Nấu chín táo đỏ, kỷ tử sau khi ngâm.
- Cho hỗn hợp táo đỏ, kỷ tử vào nồi yến chưng, thêm đường phèn và chưng thêm 5 phút.
- Đợi đường tan và sử dụng.
Bên cạnh các nguyên liệu nêu trên, bạn có thể sáng tạo thêm cho món yến bằng cách kết hợp với hạt chia, đông trùng hạ thảo, long nhãn, nấm tuyết,…
Cháo yến

Nếu người già đã chán với món yến chưng ngọt, bạn có thể biến yến thành món mặn mà người cao tuổi có thể dùng trong các bữa chính. Cháo yến bổ dưỡng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa thích hợp cho người lớn tuổi.
Nguyên liệu: Yến sào (10g), thịt heo bằm (100g), gạo tẻ và gạo nếp (30g), gia vị.
Thực hiện:
- Ngâm yến trong nước đến khi nở mềm.
- Gạo vo sạch, cho vào nồi đổ ngập nước nấu thành cháo.
- Khi thấy cháo chín, giảm nhỏ lửa rồi đun đến khi thấy gạo nở mềm đều.
- Cho yến vào nồi, thêm thịt băm, đun đến khi chín hẳn (khoảng 15 phút).
- Thêm hành ngò, nêm nếm gia vị và thưởng thức.
Súp yến

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng yến nấu thành món súp bổ dưỡng để thực đơn trở nên thú vị hơn. Món súp yến là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu, là món dùng khoái khẩu đầy dinh dưỡng cho người già.
Nguyên liệu: Yến sào (10g), nấm đông cô (10g), bắp mỹ, vi cá, cua, dăm bông, và gia vị.
Thực hiện:
- Yến sào ngâm cho nở mềm.
- Luộc chín cua tách lấy thịt.
- Làm sạch vi cá, ngâm vào nước ấm (khoảng 45 độ) vài phút rồi vớt ra.
- Rửa lại vi cá với rượu, gừng để giảm bớt mùi tanh, đun hỗn hợp trên lửa nhỏ khoảng 60 phút.
- Bắp mỹ tách hạt, nấm đông cô cắt nhuyễn.
- Cho nấm và bắp mỹ vào nồi vi cá, đun trong 5 phút, sau đó cho yến và thịt cua vào.
- Đun thêm trên bếp khoảng 3 phút, cho bột bắp vào để làm sệt món súp.
- Rắc dăm bông, hành ngò và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Yến hầm với gà tiềm thuốc bắc

Gà ác và thuốc bắc là hai nguyên liệu nổi tiếng trong việc bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm khỏi bệnh. Khi kết hợp với yến, món hầm yến với gà tiềm thuốc bắc là sự lựa chọn thích hợp cho người cao tuổi.
Nguyên liệu: Yến sào (20g), gà ác (1 con), hạt sen, thịt và gia vị.
Thực hiện:
- Sơ chế và ngâm yến tới khi nở mềm.
- Gà ác làm sạch lông, rửa qua với muối và chanh.
- Hạt sen đem ngâm nước ấm khoảng 30 phút.
- Sau đó dồn toàn bộ hạt sen, thịt heo đã rửa sạch vào trong ruột gà ác.
- Cho gà ác vào nồi nước hầm khoảng 2 tiếng rưỡi, sau đó cho yến vào chưng thêm 3 phút.
- Trình bày và thưởng thức.
Những Lưu Ý Khi Nấu Yến Sào Cho Người Cao Tuổi
Để món yến giữ được trọn vẹn dinh dưỡng và vừa miệng người già khi sử dụng, bạn nên ý một vài vấn đề sau khi chế biến yến sào:
- Lựa chọn mua tổ yến ở thương hiệu uy tín. Không vì ham rẻ mà chọn loại yến rẻ tiền làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
- Thực hiện kỹ công đoạn sơ chế yến nếu bạn chọn mua tổ yến tươi, loại bỏ hoàn toàn các tạp chất như: lông, bụi bẩn, phân để đảm bảo an toàn cho hệ đường ruột, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại.
- Không ngâm yến với nước quá nóng, rượu và các tạp chất khác, điều này dễ làm yến bị biến chất, mất giá trị dinh dưỡng, không đem lại nhiều hiệu quả khi sử dụng.
- Không chưng/hầm yến ở nhiệt độ cao, nhiệt độ khuyến nghị là dưới 90 độ.
- Không chưng/hầm yến trong thời gian quá lâu, dễ làm mất chất yến, chỉ nên hầm từ 30 – 60 phút.
- Món yến nên được kết hợp với các nguyên liệu phù hợp, không nên trộn lẫn bừa bãi, có thể gây hại cho hệ tiêu hóa ở người già.
- Yến chưng xong nên được dùng ngay khi còn nóng, nếu không hãy để nguội và bảo quản lạnh, khi dùng thì lấy ra hâm lại.
Những Lưu Ý Khi Cho Người Già Dùng Yến

Yến sào chỉ tốt khi bạn biết cách sử dụng đúng, vậy đâu là cách sử dụng yến sào cho người lớn tuổi, các bạn cùng tham khảo:
- Dùng yến với liều lượng phù hợp theo khuyến nghị của bác sĩ, không lạm dụng mà dùng nhiều, không tiết kiệm mà dùng ít. Nên tuân theo cơ địa và tình trạng cơ thể của mỗi người để tìm ra liều lượng yến phù hợp.
- Kết hợp bổ sung yến với chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thể thao hợp lý, đa dạng các loại thực phẩm trong thực đơn để cơ thể người già có thể hấp thụ nhiều nhất những dưỡng chất từ bên ngoài.
- Bên cạnh việc bổ sung yến, người già phải dành đủ thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, hạn chế hết mức các lo âu, căng thẳng để giúp sức khỏe được cải thiện và phục hồi nhanh hơn.
Câu Hỏi Thường Gặp
Người Già Dùng Yến Thường Xuyên Có Tốt Không?
Người già không nên sử dụng yến quá thường xuyên, việc dùng yến phải tuân theo một liều lượng nhất định. Vì cơ thể người già thường không vận động nhiều, nếu cung cấp quá nhiều dưỡng chất từ yến trong khi lượng Calo giảm chậm, sẽ làm dư thừa và cơ thể không hấp thụ hết được, gây lãng phí. Liều lượng thích hợp là 5g/lần, 3 lần/tuần.
Người Cao Tuổi Dùng Yến Có Tác Dụng Phụ Gì Không?
Nếu người già ăn yến quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Các cơ quan ở người già suy giảm do đó việc nạp quá nhiều yến sẽ tạo áp lực lên hệ tiêu hóa khi cơ thể không hấp thụ hết được, gây ra các tình trạng như đầy bụng, khó tiêu. Hơn nữa yến chứa nhiều Protein, khi cơ thể được nạp quá nhiều Protein dư thừa sẽ dễ dẫn đến bệnh gout vô cùng nguy hiểm.
Lời Kết
Bài viết trên đây là những chia sẻ mà Toyensaocaocap.vn cũng cấp đến bạn về cách sử dụng yến sào cho người già, cùng một số công thức và lưu ý cần phải biết khi sử dụng yến sào cho người lớn tuổi. Hy vọng rằng bạn thấy bổ ích và thu về cho mình được nhiều thông tin giá trị cho bản thân và gia đình bạn.