Chim Yến Làm Tổ Như Thế Nào? Lý Do Yến Sào Đắt Đỏ & Quý Hiếm

Là loài chim mang lại nguyên liệu quý hiếm để chế biến các món ăn bổ dưỡng, thậm chí được dùng nhiều trong bữa ăn của các vua chúa thời xưa, chim yến hiện nay được người người nhà nhà sẵn đón, đưa về làm tổ. Vậy bạn đã biết chim yến làm tổ như thế nào chưa? Hay tại sao tổ chim yến lại đắt đỏ và quý hiếm đến thế? Sau đây hãy cùng Toyensaocaocap.vn tìm hiểu nhé!

Tổng Quan Về Chim Yến

Chim yến là loài chim có kích thước cơ thể nhỏ với đôi chân ngắn có móng vuốt nhọn, thích hợp cho việc bám víu trên các vách đá. Chim yến khoác lên mình bộ lông màu nâu sẫm với cặp cánh dài và rộng, phù hợp với tập tính bay liệng trên bầu trời của chúng.

Chim yến kiếm ăn trên đường bay, ít khi đáp đậu để tìm côn trùng, đặc biệt yến không uống nước ở ao hồ hay sông suối, chúng chỉ uống nước sương sớm từ trời, hay các giọt sương còn đọng lại trên lá, chính vì thế lượng tạp chất mà yến nạp vào cơ thể dường như là rất ít nên chúng không dễ mắc bệnh cúm.

chim yến làm tổ trên vách đá
Chim Yến Có Tập Tính Xây Tổ Ở Trong Hang Hoặc Vách Núi Cao Ven Biển

Yến thuộc dòng chim có tốc độ bay nhanh nhất trong các loài chim, với tốc độ lên tới 160 km/giờ, nó có thể bay xa tận 300km để kiếm ăn và bay liên tục trong suốt 15 tiếng. Mùa sinh sản của yến rơi vào khoảng thời gian cuối xuân (từ tháng 3 đến cuối tháng 4) và chúng thường sống trong các vách đá, hang động có độ thoáng gió và độ ẩm không khí cao.

Thành Phần Cấu Tạo Nên Tổ Yến

Tổ chim yến không được cấu thành từ cây, cỏ, lá hay bùn đất như các loại chim khác, mà được tạo nên từ nước dãi đặc biệt của chim yến, đôi khi bạn sẽ thấy trong tổ yến có chứa lông và một vài thành phần khác, điều này tùy thuộc vào tập tính của từng loài yến, nhưng nhìn chung tổ yến được cấu thành từ nước bọt mà chim yến tiết ra, sau đó kéo thành sợi và đan thành tổ.

Thường thì nơi chim yến làm tổ sẽ được chúng chọn lựa kỹ và cố định tại một vị trí, qua từng thời kỳ chúng sẽ bồi đắp thêm để tổ được to và chắc chắn hơn. Nói vậy không có nghĩa là việc thu hoạch tổ yến sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của yến, việc đắp nhiều lớp lên tổ ngoài làm cho tổ thêm chắc chắn nó cũng gây ra tình trạng mất vệ sinh ở tổ, điều này cực kỳ có hại cho yến non khi mới sinh ra, khiến chúng khó phát triển.

Thời Điểm Yến Bắt Đầu Xây Tổ

Khi vào mùa sinh sản, yến đực sẽ mời gọi yến cái về xây tổ và giao phối để sinh sản. Yến thường chọn xây tổ ở những vị trí quen thuộc (cố định trong nhiều năm). Yến sẽ bắt đầu xây tổ vào thời điểm tuyến nước bọt phát triển mạnh mẽ nhất, khi đó nước bọt được chứa hai bên má. Khi xây tổ yến trên vách đá hoặc trên tường, thanh gỗ, yến sẽ dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng, quẹt qua lại liên tục trên vách đá để tạo nền móng cho tổ.

Nước bọt sau khi ra khỏi miệng yến gặp gió và các điều kiện bên ngoài sẽ khô lại trong vòng 2 – 3 tiếng. Mỗi ngày yến sẽ liên tục tiết nước bọt và cấu thành tổ yến, trung bình yến có thể kéo từ 12 – 15 sợi yến trong một ngày. Gần tới ngày sinh sản, tuyến nước bọt của yến sẽ phát triển mạnh mẽ, do đó quá trình xây tổ cũng nhanh hơn. Khi thấy yến tạo gần xong lòng tổ (có hình dạng giống xơ mướp) đó là lúc chim cái sắp đẻ, và lòng tổ được bện chặt để giữ trứng chim yến.

Thống kê cho thấy, trung bình mỗi đêm yến sẽ bện được 1mm tổ yến, và thời gian để dựng tổ lần đầu là 4 tháng, tiếp tục lần 2, lần 3 sẽ rút ngắn xuống còn 1 tháng.

Quá Trình Chim Yến Làm Tổ Như Thế Nào?

Nhiều người thắc mắc tại sao tổ yến lại quý hiếm và đắt đỏ, trên thực tế mọi kết quả xảy ra đều có nguyên nhân. Tổ yến đắt là do quá trình chim yến làm tổ không hề đơn giản, nó tốn khá nhiều thời gian, cụ thể là 1 – 2 tháng để hoàn thiện tổ yến, và trong suốt quá trình đó chim yến cũng rất đau đớn và vất vả. Để hiểu sâu hơn, Toyensaocaocap.vn sẽ cung cấp đến bạn quy trình chim yến làm tổ như thế nào sau đây?

Chim Yến Chọn Vị Trí Xây Tổ

Chim yến thường chọn làm tổ yến trên vách đá có khả năng bám dính tốt, những khe, vách có điều kiện và độ ẩm thuận lợi cho việc tạo tổ. Chim yến thường làm tổ cố định một nơi trong khoảng vài năm, nguyên nhân là do đặc tính chim yến là chúng chú trọng bện chắc các tổ đã có sẵn, cứ vào mùa sinh sản chúng lại tiết và kéo tiếp nước bọt lên tổ yến cũ để tổ yến thêm chắc và an toàn hơn.

chim yến làm tổ tốn rất nhiều thời gian và công sức
Quy Trình Xây Tổ Của Chim Yến Tốn Nhiều Thời Gian Và Công Sức

Tổ yến thường được chim yến xây trên cao để đạt được độ ẩm hợp lý nhất, đồng thời tránh được sự xâm hại của kẻ địch. Do đó việc tìm kiếm và lấy tổ yến cũng trở nên khó khăn hơn đối với những người thợ thu hoạch.

Chim Yến Làm Tổ

Vì điều kiện và môi trường sống khác nhau nên quy trình làm tổ của chim yến đảo và chim yến nhà cũng có những điểm khác biệt nhất định.

Quy trình xây tổ của chim yến tự nhiên (chim yến đảo)

Bước 1: Chọn vị trí xây tổ

Chim yến đảo thường chọn nơi có cường độ ánh sáng với cường độ rọi rơi vào khoảng 2 lumen/m2 để làm tổ. Lý do là ở độ sáng này, tổ yến sẽ tránh được sự gây hại của kẻ thù như cú, dơi,… Một lựa chọn an toàn khác là chúng sẽ làm tổ tại các vị trí cũ, hay các vị trí của các con chim khác từng làm.

Bước 2: Dựng tổ

Chim yến thường bay đi kiếm ăn vào ban ngày và về làm tổ vào ban đêm. Tuyến nước bọt của yến phát triển mạnh, yến dùng lưỡi để đẩy nước bọt từ cơ hàm ra ngoài môi trường và kéo thành sợi để đan tổ.

Thời gian đầu tổ yến còn thưa nên có hình thù giống xơ mướp, nhưng dần đến ngày sinh sản tổ yến sẽ càng dày và được đan kết một cách chặt chẽ. Khi tổ yến hoàn thành cũng là lúc chim cái chuẩn bị sinh sản.

Quy trình xây tổ của chim yến nhà

Bước 1: Chọn vị trí làm tổ

Người nuôi yến sẽ dẫn dụ yến tự nhiên vào làm tổ trong nhà bằng âm thanh. Thường thì các nhà yến sẽ được xây trên cao, gần vùng biển để thuận lợi cho chim yến trú ngụ và làm tổ. Tổ yến nhà thường có hình cánh cung và nhỏ hơn tổ yến đảo.

Bước 2: Dựng tổ

Ban ngày yến vẫn bay ra biển kiếm ăn như bình thường, chỉ khác là ban đêm chúng sẽ quay về nhà yến theo tiếng gọi để làm tổ, nếu nhà yến an toàn và không có quá nhiều biến đổi, đây sẽ là nơi ở cố định suốt đời của chim yến.

Chim yến nhà vẫn có tập tính làm tổ giống chim yến đảo, tiết nước bọt, kéo sợi, đan tổ và chờ tổ khô. Chúng cứ lặp đi lặp lại chu trình đó cho đến ngày sinh sản của chim cái. Thường thì với tổ đầu tiên chúng sẽ mất khoảng 4 tháng để hoàn thành, sau đó ở tổ thứ 2 và thứ 3 thời gian hoàn thành là 1 tháng.

Khám Phá Lý Do Đằng Sau Sự Đắt Đỏ Và Quý Hiếm Của Yến Sào

Như chúng ta đã biết, tổ yến chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng để bồi bổ cơ thể và cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe thường gặp ở người. Trong tổ yến chứa nhiều chất đạm, cùng phần lớn các hoạt chất như Axit Amin, vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể.

Cụ thể người dùng thường mua yến để bổ sung năng lượng, hạn chế các bệnh về tim mạch, ổn định tuần hoàn máu, cải thiện hệ hô hấp và tránh tình trạng suy nhược thường thấy ở người vừa ốm dậy hoặc người già.

khám phá lý do vì sao yến sào lại đắt
Giải Đáp Thắc Mắc Tại Sao Tổ Yến Sào Lại Đắt Đỏ

Mặc khác, quá trình hình thành tổ yến không hề dễ dàng, chim yến mất khá nhiều thời gian và công sức để bện nước bọt thành tổ yến, quá trình này kéo dài từ 1 đến 2 tháng và nó phải trải qua nhiều lần đau đớn để dựng thành tổ yến.

Không những thế, đặc tính của yến là xây tổ trên cao nên việc thu hoạch và tìm kiếm tổ yến cũng gây không ít khó khăn cho người thợ, dẫn tới tiền công thu hoạch cao hơn và giá thành từ đó cũng trở nên đắt hơn.

Yến sào quý hiếm là do quá trình làm tổ của yến khá lâu, không đủ để đáp ứng đủ cho nhu cầu của người dùng hiện nay, chính vì thế nhiều doanh nghiệp nhà yến nổi lên để giải quyết vấn đề này.

Câu Hỏi Thường Gặp

Chim Yến Nào Sẽ Đảm Nhiệm Việc Xây Tổ?

Việc xây dựng tổ yến sẽ do chim trống đảm nhận chính. Không giống với các loài chim khác, tổ thường được bồi đắp nhờ chim mái, có lẽ việc tạo tổ chim yến khá cực và mất nhiều thời gian nên chim yến đực sẽ đảm nhận vị trí này.

Chim Yến Xây Tổ Trong Bao Lâu?

Thời gian để chim trống hoàn thành tổ yến thường là 35 ngày và người thợ thường theo dõi và thu hoạch tổ yến trong khoảng 3 – 4 tháng sau khi tổ được hình thành để đảm bảo chất lượng tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng.

Sau Khi Con Non Rời Tổ Thì Chim Yến Có Rời Tổ Cũ Không?

Sau khi chim non rời tổ để bắt đầu đi kiếm ăn, chim mẹ và bố sẽ không rời tổ cũ mà tiếp tục gia cố thêm để tổ được chắc chắn hơn, an toàn hơn cho lần sinh sản tiếp theo. Đúng với đặc tính làm tổ cố định ở vị trí ban đầu mà chúng chọn lựa.

Lời Kết

Trên đây là nhũng chia sẻ bổ ích của Toyensaocaocap.vn về quy trình chim yến làm tổ và phần nào giải đáp được thắc mắc của nhiều người là tại sao tổ yến lại quý hiếm và đắt đỏ. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức và thông tin sau khi dành thời gian để tham khảo bài viết của chúng mình.