Tìm Hiểu Tất Tần Tật Về Chim Yến Sào? Chim Yến Sào Ăn Gì?
Dùng yến nhiều nhưng liệu bạn có biết những đặc điểm về chim yến sào, chim yến có hình dạng, thói quen và tập tính sinh sản như thế nào? Hay chim yến sào kết thành tổ yến thông qua những bước nào? Ở bài viết dưới dây, Toyensaocaocap.vn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Tìm Hiểu Về Chim Yến Sào
Chim yến sào là loại chim bạn thường thấy trên bầu trời vào buổi sáng ở các vùng đất, núi gần biển. Chúng thường bay thành đàn với tiếng kêu ríu rít gọi nhau đi kiếm mồi ở các khu rừng già. Đây là loại chim cung cấp nước dãi và lông để hình thành tổ yến sào – thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người dùng ưa chuộng hiện nay.
Nguồn Gốc Chim Yến Sào
Tên khoa học của chim yến là Collocalia Fuciphaga Germaini Oustalet 1871. Đây là loại chim thuộc họ nhà yến (Apodidae), có 2 phân họ chính là yến nguyên thủy (gồm 13 loài chim Cypseloides) và yến hiện nay (79 loài chim Apodidae). Yến còn được biết đến là loài chim có chân rất ngắn (“không có chân” theo tiếng Hy Lạp là apous).
Các Loài Chim Yến Ở Việt Nam
Chim yến chủ yếu sinh sống ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới, ôn đới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Hiện ở Việt Nam đã tìm thấy được 9 loài chim yến, trong đó có:
- Yến hông xám (Aerodramus fuciphagus)
- Yến núi (Aerodramus brevirostris)
- Yến đuôi cứng họng trắng (Hirundapus caudacutus)
- Yến đuôi cứng bụng trắng (Hirundapus cochinensis)
- Yến đuôi cứng lớn (H. gigantea)
- Yến cọ (Cypsiurus batasiensis)
- Yến họng trắng (Apus pacificus)
- Yến cằm trắng (Apus affinis)
- Yến mào (Hemiprocne longipennis)
Tại Việt Nam, đặc biệt ở các tỉnh miền Nam như Bình Thuận, Kiên Giang, Khánh Hòa,… có nuôi nhiều chim yến, chủ yếu là tổ chim yến có tên gọi là Aerodramus fuciphagus (hay Collocalia fuciphaga) được chia ra làm nhiều phân loài.
Đặc Điểm Ngoại Hình
Yến là loài chim có kích thước nhỏ, có con chỉ có chiều dài 10cm và nặng vỏn vẹn 6g. Một loại yến khác là yến đuôi nhọn có kích thước lớn nhất, rơi vào khoảng 190g, dài 25cm.
Chim yến có ngoại hình gây ấn tượng với đôi chân cực ngắn, chỉ nhìn thấy chân khi yến bám vào vách đá. Do đặc điểm chân ngắn nên yến thường bay liệng trên không để kiếm ăn chứ không bám đậu nhiều trên các bề mặt.
Lông chim yến có màu hơi nâu hoặc đen. Không có nhiều điểm khác biệt giữa con cái và con đực. Nhìn tổng thể chim yến sở hữu phần thân dạng giống với hình thoi, cánh sải rộng tạo điều kiện tốt cho quá trình săn mồi khi bay.
Tập Tính
Móng vuốt của chim yến cong và sắc nhọn, giúp chúng bám chắc trên nhiều bề mặt khác nhau kể cả vách núi dựng đứng hay các vách đá gồ ghề hiểm trở.
Chim yến có nhiều loại, tuy nhiên phần lớn tập tính của nó đều là dùng nước bọt để kết thành tổ yến. Tùy theo phân loại, có loài chim sẽ trộn thêm với các nguyên liệu tự nhiên như rêu, cỏ, lông để tạo nên tổ yến, có loài sẽ kết tổ yến hoàn toàn từ nước dãi như chim Yến Hàng (còn gọi là chim Hải Yến). Nước bọt sau khi khô sẽ kết chặt thành tổ yến và được chim yến treo trên các vách núi cao, tránh sự xâm hại của kẻ thù.
Chim yến có tập tính sống thành bầy đàn, có thói quen kiếm ăn khi trời mờ sáng tại các vùng sông núi, rừng, ruộng. Thức uống chủ yếu là sương sớm, không phải các loại nước ao hồ nên cơ thể yến không chứa nhiều tạp chất, ít khả năng hình thành bệnh cúm.
Yến thường cư trú ở những nơi cửa hang hướng về phía Nam, Đông hoặc Bắc. Nhìn chung yến thường rời tổ từ 5:30 – 5:45 sáng và 16:50 – 17:55 tối, tùy loài sẽ có sự chênh lệch về thời gian hoạt động, phụ thuộc nhiều vào thời tiết và tập tính sinh sản của từng loài.
Môi Trường Sống
Chim yến sống chủ yếu ở những vùng khí hậu ôn đới gió mùa hoặc nhiệt đới. Yến cần môi trường sống gần nguồn nước và cao hơn mực nước biển khoảng 4.000m. Biết được đặc tính đó, con người hoàn toàn có thể tạo ra môi trường sống cho yến ở sa mạc, đồng cỏ, thảo nguyên hay thậm chí là các vùng đô thị.
Đặc Điểm Sinh Sản
Chim yến thường sinh sản vào thời điểm xuân hè (khoảng tháng 3 – giữa tháng 4 hàng năm). Để chuẩn bị cho chu trình sinh sản, chim đực thường xây tổ và mời gọi bạn tình về chung sống để sinh sản. Để kết thành tổ yến, chim yến chứa nước bọt vào hai bên má, sau đó tiết ra và kéo dài để đan thành tổ. Nước bọt sẽ khô lại sau 2 – 3 tiếng, làm nên sự vững chắc của tổ yến.
Một chu kỳ xây tổ sẽ kéo dài khoảng 45 – 50 ngày, trong thời gian này chim đực và chim cái thay phiên nhau kiếm ăn, nghỉ ngơi và bện tổ. Thời gian đầu, mỗi ngày yến sẽ kết khoảng 12 sợi và tăng dần lên 15 sợi khi đến gần ngày sinh sản.
Khi hoàn thành được tổ yến, chim yến sẽ bắt đầu giao phối, chúng giao phối khoảng 3 – 4 lần một ngày, khoảng 10 ngày sau chim cái sẽ bắt đầu lần đẻ trứng thứ nhất. Sau đó tiến hành giao phối và hình thành đợt trứng thứ hai.
Chim đực và cái sẽ luân phiên nhau ấp trứng 4 – 5 lần/ngày. Con còn lại đảm nhận nhiệm vụ kiếm ăn và canh chừng kẻ thù. Sau 3 tuần trứng chim sẽ nở. Khi chim non mới nở, cả bố và mẹ sẽ cùng đi kiếm mồi, sau đó trở về tổ sưởi ấm và mớm mồi cho chim con. Đến một độ tuổi nhất định chim con sẽ không cần sự sưởi ấm của bố mẹ và tự đi kiếm ăn.
Chim Yến Sào Ăn Gì?
Yến thường bắt mồi trong lúc bay tại các bụi cây, cánh rừng ven nơi ở, với nguồn thức ăn của chim yến sào đa dạng như châu chấu, bướm, chuồn chuồn, bọ rùa, ruồi…
Chim yến trưởng thành thường ăn côn trùng có kích thước nhỏ (dưới 1g), trong đó loại thực phẩm mà yến ăn nhiều nhất là ong kiến (chiếm tỉ lệ 50-70%). Yến thường yêu quý và đậu nhiều trên cây sung, cây táo,…
Đặc Điểm Khác
Ngoài ra còn có một số đặc điểm thú vị khác về chim yến sào:
- Chim yến sở hữu khứu giác cực kỳ nhạy bén, có thể đánh hơi và nhận diện những dấu hiệu bất thường nhanh và chính xác nhất. Do đó việc thu hoạch và nuôi chim yến thường khá khó khăn.
- Chim yến sợ một số loại côn trùng như rết, chuột, nhện, mối mọt, gián, kiến lửa đỏ,…
- Yến có khả năng giao phối và ngủ trong khi đang bay.
- Một khi đã lựa chọn nơi nào làm tổ thì chim yến sẽ gắn bó với nơi đó suốt cả cuộc đời. Và yến thường lựa chọn những nơi mà trước đó từng có tổ yến.
- Chim có tốc độ bay lượn thuộc top đầu trên thế giới, có thể đạt tới 130 – 160km/h.
- Là một trong số rất ít các loài gia cầm không dễ bị nhiễm cúm.
Phân Biệt Chim Yến Và Chim Én
Có lẽ vì do âm tiết trong tên của hai loại chim này khá giống nhau nên nhiều người vẫn chưa thể phân biệt được đâu là chim yến và đâu là chim én. Sau đây là một số điểm khác biệt ở hai loại chim này:
- Chim yến có đôi chân ngắn và kém phát triển, còn chân chim én lại vô cùng linh hoạt, khỏe khoắn.
- Chim én có kích thước cơ thể lớn hơn chim yến.
- Mỏ chim én thường lớn hơn và lông có màu xanh đậm.
- Chim én bay lượn nhanh nhưng ở tầm thấp hơn chim yến, chim yến thường treo mình ở vách núi cao và bay lượn nhiều trong không trung.
- Chim yến làm tổ từ nước bọt, còn chim én xây tổ từ bùn đất.
Vai Trò Của Chim Yến Trong Đời Sống Và Hệ Sinh Thái
Chim yến được ưa chuộng và nhiều người tin dùng bởi cấu trúc nước bọt đặc biệt của nó cùng với cơ thể “sạch” khuẩn, là loài động vật không mắc bệnh cúm dù tập tính hoạt động, ăn uống từ tự nhiên. Đó là lý do người ta nhân giống và nuôi yến ở quy mô lớn để cung cấp tổ yến – loại thực phẩm bổ dưỡng đến cho con người. Chúng ta cùng điểm qua một vài lợi ích của chim yến trong đời sống và hệ sinh thái nhé!
- Giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng ở người.
- Làm chậm quá trình lão hóa, già đi ở các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là làn da.
- Bổ máu, hỗ trợ khí huyết lưu thông, tốt cho tim mạch, phòng ngừa các bệnh về huyết áp.
- Hỗ trợ phổi, ổn định hô hấp, giúp tiêu đờm, giảm ho, giảm viêm họng.
- Bồi bổ dinh dưỡng cho quá trình phát triển của trẻ em, hạn chế bệnh béo phì.
Tổ Yến Giá Trị Như Thế Nào?
Tổ yến sào có giá trị dinh dưỡng rất cao, với nhiều thành phần thiết yếu như 50 – 60% Protein, giúp cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể; Carbohydrate giúp tăng cường quá trình chuyển hóa chất béo, khiến cơ thể khỏe mạnh.
Yến sào chứa không ít lượng Axit Amin cần thiết cho cơ thể như valin, leucine, isoleucine, threonine, methionine, lysine,… cùng các khoáng chất có lợi như Fe, Cu, Zn tăng cường hoạt động chức năng ở các cơ quan, hạn chế mắc các bệnh khi về già.
Khi kết hợp tổ yến với các thành phần tự nhiên khác như táo đỏ, kỷ tử, hạt chia, đường phèn,… sẽ tạo nên những món ăn vô cùng bổ dưỡng giúp cơ thể phục hồi sau khi bệnh và hạn chế được các bệnh lý liên quan.
Cách Làm Thức Ăn Nuôi Chim Yến
Để có thể nuôi chim yến sào tại nhà phục vụ cho mục đích tiêu dùng và kinh doanh, bạn cần biết rõ về sở thích và đặc tính của từng loại chim yến, có như vậy bạn mới có thể chế biến được thức ăn phù hợp để nuôi chim yến. Theo nghiên cứu của chuyên gia, hiện nay có nhiều cách để tạo nên thức ăn của chim yến, sau đây cách gây ruồi giấm làm thức ăn cho yến:
Chuẩn bị:
- 2kg bột MIXCO-2
- 2kg bột gạo/bột mì
- 5 lít nước
- Xoong lớn
- Bột NP
- Xác vỏ cam/xơ mít/cùi bắp/chuối chín.
Thực hiện:
Bước 1: Trộn đều 2kg bột MIXCO-2 với 2kg bột gạo và 5 lít nước sạch vào xoong, quậy đến khi tan hết. Đặt xoong lên bếp đun đến khi sôi, sau đó giảm lửa và khuấy đều thành hồ lỏng. Khi tắt bếp, pha thêm bột trắng NP vào, quậy đều và để nguội. Cho hỗn hợp lần lượt ra các mâm nhựa.
Bước 2: Cho một vài xác vỏ cam, xơ mít hoặc cùi bắp luộc lên trên bề mặt. Đặt các mâm nhựa ở chỗ mát gần nhà bếp hoặc nơi có trái cây hư, có nhiều ruồi muỗi bâu đậu.
Cơ chế:
Ruồi giấm sẽ bay đến và đẻ trứng lên bề mặt hỗn hợp đã pha. Trứng sẽ nở thành dòi và biến thành nhộng, sau đó hóa ruồi. Khi thấy dòi xuất hiện, bạn đặt các mâm trên vào nhà yến, ruồi giấm sẽ tiếp tục sản sinh với nhiệt độ trên 22 độ C cho đến khi hết toàn bộ hỗn hợp (khoảng 60 ngày).
Lưu ý:
Nhược điểm của hỗn hợp là sẽ hóa cứng sau khoảng 15 ngày, do đó bạn cần theo dõi và thêm 2 muỗng canh con mẻ để làm mềm hỗn hợp, có như thế ấu trùng mới sống được.
Cứ 10 – 15 ngày bạn nên đưa hỗn hợp lại gần nơi có ruồi tự nhiên sinh sống rồi cho thêm mẻ vào, gây nuôi trong 5 – 7 ngày, sau đó đưa vào lại nhà yến.
Lời Kết
Bài viết trên đây là những thông tin mà bạn cần lưu ý về chim yến sào cũng như cách thức tạo nên thực phẩm để nuôi chim yến tại nhà. Toyensaocaocap.vn mong rằng bạn sẽ tìm được câu trả lời cho những thắc mắc của mình và cảm thấy bổ ích với những kiến thức trên.