10+ Công Dụng Của Yến Sào Với Người Già & Lưu Ý Sử Dụng Hợp Lý

Càng lớn tuổi sức khỏe càng được xem trọng, đó chính là lý do mà người người, nhà nhà đều tìm đến yến sào như một loại thực phẩm bổ sung giúp bồi bổ cơ thể. Vậy công dụng của yến sào với người già là gì và đâu là công thức chế biến yến sào cho người cao tuổi hiệu quả nhất, mời các bạn cùng Toyensaocaocap.vn tìm hiểu nhé!

Người Cao Tuổi Dùng Yến Sào Có Tốt Không?

Khi về già, cơ thể có nhiều thay đổi, quá trình trao đổi chất bị trì trệ, các cơ quan trong cơ thể không được linh hoạt và chủ động như khi còn trẻ, chính vì vậy cần phải có một chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý để rèn luyện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.

Yến sào là loại thực phẩm bổ sung, có nhiều giá trị dinh dưỡng với hàm lượng Protein dồi dào, 18 loại Axit Amin cùng 31 nguyên tố vi lượng và rất nhiều Vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Ca, Fe, Br, Cu, Cr, Zn,…

Dựa trên bảng thành phần và công dụng mà những thành phần đó mang lại, ta có thể kết luận rằng người cao tuổi nên dùng yến sào, vì yến sào giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện các chức năng về tim mạch, hệ tiêu hóa, hỗ trợ chức năng xương khớp. Bên cạnh đó còn giúp tăng cường trí nhớ, giảm tình trạng lo âu, mất ngủ, khiến người già sống khỏe và thoải mái hơn.

Những Vấn Đề Người Già Thường Gặp?

Theo CDC – Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, người có độ tuổi từ 65 trở lên chiếm 12% dân số thế giới, con số này dự tính sẽ tăng lên 22% vào năm 2050. Số lượng người già gia tăng đồng nghĩa với việc nhu cầu khám chữa bệnh ở các trung tâm y tế, bệnh viện sẽ tăng cao, dưới đây là một số vấn đề mà con người thường gặp phải khi chạm đến ngưỡng tuổi trung niên:

  • Rối loạn tâm thần với các triệu chứng như: lo âu, căng thẳng, mất ngủ, khó ngủ.
  • Suy giảm trí nhớ: người già sẽ bắt đầu quên những thứ nhỏ nhặt như quên chìa khóa, quên giờ giấc đến những thứ quan trọng hơn như tên người thân,…
  • Suy giảm chức năng ở các giác quan như: nghe, nhìn,…
  • Dễ té ngã, chấn thương: do hoạt động của chức năng xương suy giảm cộng với việc mất cân bằng của hệ thần kinh, làm giảm khả năng di chuyển.
  • Dễ mắc các bệnh về đường hô hấp: cơ thể người già có sức đề kháng yếu nên dễ bị xâm nhập bởi virus và mắc các bệnh về phổi như COPD, viêm phổi,…
  • Suy dinh dưỡng: khả năng xúc giác suy giảm cộng với những khó khăn trong việc nhai, nuốt và tiêu hóa thực phẩm, người già thường xuyên cảm thấy chán ăn, từ đó gây ra tình trạng suy dinh dưỡng.

Những vấn đề trên đều xuất phát từ sự suy giảm của các chức năng trong cơ thể, đây là dấu hiệu của quá trình lão hóa tự nhiên. Để khắc phục và làm chậm những suy thoái trên, gia đình nên cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý và thăm khám thường xuyên để đảm bảo sức khỏe ở người cao tuổi.

10+ Công Dụng Của Yến Sào Với Người Già

Từ xưa đến nay, yến sào được công nhận là thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp nhiều lợi ích cho cơ thể con người, đặc biệt là mang lại nhiều công dụng đối với người cao tuổi. Dưới đây là những công dụng của yến sào với người già mà bạn có thể tham khảo:

Hỗ Trợ Chắc Khỏe Xương

Yến sào chứa 0,76% Canxi giúp cho xương chắc khỏe. Lượng Lysine và N-acetylglucosamine dồi dào trong yến giúp tăng khả năng hấp thụ Canxi từ thực phẩm bổ sung bên ngoài, tăng khả năng hình thành các mô liên kết trong cơ thể. Các hoạt chất như Magnesium và Fosfor trong yến cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảm lão hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm, bảo vệ khung xương của con người.

Yến sào rất tốt cho sức khỏe xương của người già
Yến Sào Giúp Hạn Chế Các Chứng Bệnh Về Xương Ở Người Già

Hơn nữa, chất chống viêm tự nhiên có trong yến sào giúp giảm sưng, giảm viêm, hạn chế đau nhức do viêm xương khớp gây ra. Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung yến sào làm giảm sự xuất hiện của các gen liên quan đến quá trình lão hóa, chống lại sự phát triển của bệnh thoái hóa khớp.

Hỗ Trợ Hồi Phục Sức Khỏe Sau Ốm

Thể trạng người cao tuổi thường yếu nên mức độ hồi phục sau khi ốm diễn ra chậm hơn, cùng với tốc độ lão hóa nhanh chóng khiến các tế bào tổn thương chưa kịp phục hồi thì các tế bào tổn thương mới lại xuất hiện.

Trong yến sào có chứa 5.27% Proline cùng 4.69% Axit Aspartic có tác dụng trong việc phát triển và hồi phục cơ thể, giúp vết thương nhanh chóng được chữa lành ở người cao tuổi. Bên cạnh đó lượng Protein dồi dào trong yến sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh và tiêu diệt các vi khuẩn có hại.

Tốt Cho Hệ Hô Hấp

Một số kiểm chứng cho thấy, Axit Amin Tyrosine trong yến sào có tác dụng làm sạch phổi, hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Người cao tuổi thường gặp các vấn đề về hô hấp như ho, cảm cúm, đau họng, viêm phế quản,… khi thời tiết thay đổi, vì thế người nhà có thể bổ sung thêm yến sào cung cấp dinh dưỡng để cải thiện những tình trạng nêu trên và ngăn ngừa sự tái phát.

Làm Chậm Quá Trình Lão Hóa

Nhờ hoạt chất Se chiếm 0,2% và khả năng sản sinh enzyme chống lão hóa, yến sào được xem là phương thuốc bất bại trong việc “kéo dài” tuổi thọ của con người. Lượng Peroxidation lipid có trong Drosophila melanogaster cũng sẽ hỗ trợ cơ thể trì hoãn quá trình lão hóa ở người cao tuổi.

Hỗ Trợ Tăng Cường Trí Nhớ, Bổ Não

Khó ngủ, mất ngủ, hay quên là những bệnh lý thường thấy ở người già. Nhờ vào một số loại khoáng chất, Acid Amin, Kẽm, Đồng và Mangan, yến sào có thể hỗ trợ giảm thiểu các tình trạng trên, giúp ổn định thần kinh, tăng khả năng tuần hoàn. Bên cạnh đó, yến sào cũng hỗ trợ cải thiện trí nhớ, kích thích hoạt động của não bộ nhờ các hoạt chất như Sắt và Acid Glutamic.

Tốt Cho Tim Mạch

Nói đến công dụng của tổ yến đối với người cao tuổi không thể không nhắc đến tác dụng đối với tim mạch. Yến sào có chứa các Axit Amin có tác dụng trong việc duy trì một trái tim ổn định, khỏe mạnh như hoạt chất giúp điều hòa huyết áp, từ đó làm giảm lượng Cholesterol có trong máu, giúp phòng và điều trị các bệnh về tim mạch.

yên sào có công dụng hạn chế các vấn đề tim mạch cho người già
Yến Sào Giúp Hạn Chế Tình Trạng Xơ Vữa Động Mạch, Bảo Vệ Trái Tim Khỏe Ở Người Già

Yến sào còn giúp chống oxy hóa hiệu quả, xử lý các gốc tự do trong cơ thể, ngăn chặn tình trạng xơ vữa động mạch và nâng cao khả năng miễn dịch. Bên cạnh đó, yến còn góp phần giảm thiểu hiện tượng loạn nhịp, tim đập nhanh, ngăn chặn tình trạng đông máu, từ đó phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim.

Tốt Cho Thận

Có hơn 2,5 triệu bệnh nhân có vấn đề về thận, trong đó số lượng người già là chủ yếu, họ phải sống nhờ phương pháp ghép thận, lọc máu nhân tạo, do đó việc bổ sung dưỡng chất để bảo vệ, duy trì hoạt động tự nhiên của thận là vô cùng cần thiết.

Yến sào giúp nâng cao khả năng bài tiết, giải trừ các độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó hạn chế áp lực lên thận và giúp quá trình lọc máu diễn ra tốt hơn.

Tốt Cho Hệ Tiêu Hóa

Yến sào chỉ chứa 0.67% chất béo, thấp hơn so với các thực phẩm khác, giúp hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra hiệu quả và không gây tình trạng khó tiêu ở người cao tuổi. Yến sào cũng giúp người sử dụng ăn uống được ngon miệng hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn và giảm áp lực lên dạ dày. Bên cạnh đó, vị ngọt thanh, mát dịu của yến sào mang lại cảm giác dễ ăn, kích thích vị giác ở người già.

Hỗ Trợ Giúp Tái Tạo Tế Bào

Yến sào chứa 18 trong tổng số 20 loại Axit Amin cần thiết cho quá trình phát triển và hoạt động bình thường của cơ thể. Trong đó có 9 loại Axit Amin cần thiết cho sự phát triển và tái tạo mô cơ thể là Phenylalanine, Valine, Threonine, Histidine, Tryptophan, Isoleucine, Methionine, Lysine và Leucine.
1,75% Lysine và 0.7% Tryptophan trong yến sào là 2 loại Axit Amin ít có trong Protein của thực vật, vì vậy yến sào chứa lượng Axit Amin hoàn chỉnh, cần có cho cơ thể con người.

yến sào giúp hỗ trợ tái tạo tế bào, mang lại cuộc sống tươi trẻ cho người già
Yến Sào Giúp Nâng Cao Chất Lượng Cuộc Sống Ở Người Cao Tuổi

Quá trình tái tạo tế bào và phục hồi mô cơ ở cơ thể người lớn tuổi có dấu hiệu suy giảm và diễn ra chậm hơn, vì thế việc bổ sung đầy đủ các Axit Amin thiết yếu có trong yến sào sẽ giúp đảm bảo chất lượng cuộc sống và nâng cao sức khỏe ở người cao tuổi.

Hỗ Trợ Đường Huyết

Yến sào được hình thành 100% từ nước dãi chim yến, do đó thành phần của yến sào chứa rất ít đường, chỉ chứa đường tự nhiên, đồng thời trong yến cũng không chứa chất béo nên không gây ảnh hưởng đến đường huyết trong cơ thể vì vậy người già mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng mà không làm tổn hại sức khỏe.

Yến sào được nghiên cứu về khả năng điều hòa các cơ quan trên cơ thể người già, do đó yến sào cũng góp phần ổn định đường huyết thông qua việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Tốt Cho Sức Khỏe Đôi Mắt

Yến sào có khả năng kích thích tăng sinh tế bào ở mắt, giúp tái tạo nhanh các tế bào bị tổn thương, thúc đẩy việc hình thành tế bào tự nhiên. Yến sào còn giúp phục hồi và sửa chữa mô mắt bị tổn thương, duy trì hoạt động đúng cách của các tế bào mắt, giảm rủi ro và hạn chế các bệnh lý về thị lực ở người cao tuổi.

Tốt Cho Giấc Ngủ

Tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc thường thấy ở người cao tuổi chịu ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc, sự lo âu, căng thẳng hay suy giảm Melatonin,… Yến sào có thể giúp cải thiện tình trạng này với các hoạt chất như Tryptophan, Isoleucine, Zn, Cu, Br, Mn có tác dụng làm dịu sự căng thẳng của thần kinh, giúp tinh thần thoải mái, dễ ngủ và giấc ngủ được kéo dài hơn.

Những Món Yến Phù Hợp Cho Người Già

Sau khi nắm được công dụng của yến sào với người già, để việc ăn yến trở nên khoa học, hợp lý, tránh gây lãng phí khi cơ thể không hấp thụ hết dưỡng chất, bạn cần nắm một số công thức chế biến yến sào cho người già dưới đây:

Yến Sào Chưng Đường Phèn

tổ yến đường phèn là món ăn phát huy tốt công dụng của yến sào với người già
Công Thức Chế Biến Yến Sào Chưng Đường Phèn Cho Người Cao Tuổi

Nguyên liệu:

  • Tổ yến sào (5 – 10g)
  • Đường phèn
  • Nước
  • Gừng tươi thái lát

Cách chế biến:

  • Ngâm tổ yến sào đã qua quá trình làm sạch 30 phút trong nước cho đến khi yến nở hết.
  • Vớt yến ra chén, đem chưng cách thủy trong 20 phút.
  • Sau khi yến nở mềm, tỏa mùi thơm, mở nắp và cho đường phèn vào.
  • Đun thêm 5 phút để đường tan và tắt bếp.
  • Thêm vài lát gừng để làm dịu mùi của yến là bạn có thể thưởng thức.

Lưu ý: không nên chưng yến quá lâu với nhiệt độ quá cao, điều này sẽ làm vơi bớt dưỡng chất của yến.

Cháo Tổ Yến Với Thịt Bằm

cháo tổ yến thịt bằm phù hợp với người cao tuổi
Công Thức Chế Biến Món Cháo Yến Thịt Bằm

Nguyên liệu:

  • Thịt heo xay nhuyễn (100g)
  • Gạo nếp, gạo tẻ (30g)
  • Hành lá, ngò
  • Dầu mè, dầu ăn
  • Yến (10g)
  • Gia vị
  • Gừng

Cách chế biến:

  • Ngâm tổ yến vào nước sạch trong 30 phút, đến khi yến nở hết.
  • Vo gạo, để ráo, sau đó rang sơ qua gạo.
  • Cho nước và gạo rang vào nồi, nấu thành cháo, khi sôi giảm lửa nhỏ để gạo nở đều và mềm.
  • Khi cháo chín hoàn toàn, cho yến đã sơ chế vào, đun thêm 3 phút và nêm nếm gia vị.
  • Tắt bếp và thưởng thức.

Tổ Yến Hầm Hạt Sen Táo Đỏ

tổ yến hạt sen táo đỏ cho người cao tuổi
Tổ Yến Hầm Hạt Sen Táo Đỏ – Món Ăn Bổ Dưỡng Cho Người Già

Nguyên liệu:

  • Yến sào (5 – 10g)
  • Táo đỏ khô (5 – 7 quả)
  • Hạt sen tươi (50g)
  • Đường phèn
  • Gừng tươi thái lát

Cách chế biến:

  • Ngâm tổ yến vào nước đến khi yến nở đều, sau đó vớt ra để ráo.
  • Cho yến vào chén, đổ ngập nước và chưng cách thủy trong 20 phút.
  • Hạt sen đem ngâm nước trong 30 phút.
  • Táo tàu rửa sạch.
  • Cho hạt sen đã ngâm và táo tàu vào hầm khoảng 15 phút.
  • Khi hỗn hợp táo, hạt sen chín thì cho vào nồi yến đã chưng, nấu thêm 5 phút với đường phèn.

Yến Chưng Gà Tiềm Thuốc Bắc

yến gà tiềm thuốc bắc là một trong những món yến phù hợp cho người già
Công Thức Chế Biến Món Yến Chưng Gà Tiềm Thuốc Bắc

Nguyên liệu:

  • Yến tinh chế (20g)
  • Gà ác (1 con)
  • Hạt sen (60g)
  • Thịt heo (110g)
  • Gia vị
  • Gừng tươi

Cách chế biến:

  • Ngâm tổ yến vào nước đến khi yến nở đều, sau đó vớt ra để ráo.
  • Rửa sạch hạt sen, ngâm nước 30 phút.
  • Mổ bụng gà ác lấy ruột và rửa sạch.
  • Bỏ hạt sen, thịt heo và gà ác vào nồi hầm trong 2 tiếng 30 phút.
  • Cho tổ yến đã sơ chế vào nồi đun thêm trong 3 phút, nêm nếm gia vị.
  • Tắt bếp và thưởng thức.

Súp Cua Tổ Yến Vi Cá

súp cua tổ yến vi cá giúp công dụng yến sào phát huy tối đa cho người cao tuổi
Công Thức Chế Biến Món Súp Cua Tổ Yến Vi Cá

Nguyên liệu:

  • Tổ yến (100g)
  • Vi cá (20g)
  • Bắp mỹ (1 trái)
  • Nấm đông cô (10g)
  • Bột bắp (2 muỗng)
  • Lòng trắng trứng gà (1 cái)
  • Cua tươi
  • Thịt dăm bông (50g)
  • Gia vị
  • Gừng tươi và rau thơm

Cách chế biến:

  • Luộc cua chín, sau đó tách thịt cua và xé tơi.
  • Mang tổ yến ngâm nước trong 30 phút đến khi yến nở đều, sau đó vớt ra.
  • Vi cá làm sạch và ngâm trong nước nóng 45 phút.
  • Cho vi cá vào nồi với nước, gừng và một ít rượu, đun khoảng 1 giờ để khử tanh.
  • Cắt nhuyễn bắp mỹ và nấm đông cô, sau đó cho hỗn hợp vào đun cùng vi cá trong 5 phút.
  • Tiếp tục cho tiếp thịt cua và yến vào đun trong 3 phút.
  • Khi hỗn hợp sôi, cho hỗn hợp bột bắp pha với nước vào từ từ và khuấy đều đến khi súp sánh lại.
  • Nêm nếm gia vị, cho thêm dăm bông vào và thưởng thức.

Người Già Bệnh Gì Không Nên Ăn Yến?

Yến sào là thực phẩm không thể phủ nhận về công dụng mà nó mang lại cho sức khỏe của người cao tuổi. Nếu biết cách sử dụng đúng, người cao tuổi có thể hấp thụ tối đa những dưỡng chất mà yến sào mang lại, tuy nhiên không phải ai cũng nắm được thông tin về những loại bệnh khi người già mắc phải thì không nên sử dụng yến.

  • Theo khuyến nghị của bác sĩ, những người mắc các bệnh sau đây không nên sử dụng yến sào:
  • Người có chứng tỳ vị yếu, suy nhược cơ thể, gầy gò, xanh xao, hấp thụ kém dưỡng chất từ bên ngoài.
  • Người đang ở tình trạng sốt cao, nhức đầu, đau bụng, lạnh bụng, ho có đờm loãng.
  • Không nên ăn yến lúc bị tỳ vị hư, phong hàn, ăn không tiêu, phong nhiệt, viêm phế quản, viêm đường tiết niệu, viên ngoài da,… vì lúc này cơ thể không đủ khả năng để hấp thu tối đa dưỡng chất mà yến cung cấp, gây lãng phí và phản ứng ngược từ cơ thể, làm bệnh trở nặng hơn.
  • Những người mắc các chứng bệnh lạnh bụng, lạnh chân tay, đầy bụng, đàm thấp, khó tiêu, tiêu chảy,… cũng không nên dùng yến.

Người Già Cần Lưu Ý Gì Khi Dùng Yến?

người già dùng yến sào cần lưu ý gì
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng Yến Sào Ở Người Già

Để công dụng của yến sào với người già phát huy tốt nhất, người thân và gia đình cần theo dõi và tuân thủ chặt chẽ về liều lượng cũng như cách thức sử dụng theo nguyên tắc 3 đúng sau đây:

  • Đúng cách: Nhược điểm của các cơ quan trong cơ thể của người già là hoạt động chậm và hạn chế hơn, dựa vào đặc điểm này, bạn cần cho người già ăn yến sào ở lượng vừa đủ, vì khả năng hấp thu kém nên nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng lãng phí và gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Dùng đúng là khi sử dụng đều đặn, lâu dài, mỗi lần một lượng ít, tránh dùng dồn dập, nhiều yến trong một lần.
  • Đúng thời điểm: Thời điểm sử dụng yến sào tốt nhất cho người già là khi bụng đói vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy và buổi tối 30 phút trước khi đi ngủ.
  • Đúng khuyến cáo: Đối với người già mắc các bệnh lý nền, cần sử dụng yến dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Để không giảm tác dụng của thuốc, người cao tuổi nên dùng yến 2 giờ đồng hồ sau khi uống thuốc là tốt nhất.

Công dụng của yến sào với người cao tuổi tuy nhiều nhưng để có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao chống lại bệnh tật, người già cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý bên cạnh việc sử dụng điều độ yến sào.

Kết Luận

Trên đây là những chia sẻ của Toyensaocaocap.vn về công dụng của yến sào với người già, cùng một vài công thức chế biến và những lưu ý cần thiết khi sử dụng yến sào cho người già. Hy vọng những chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình.