Liều Lượng Sử Dụng Yến Sào Cho Trẻ Em Mẹ Nên Biết
Liều lượng sử dụng yến sào cho trẻ em là mối quan tâm của nhiều bậc cha mẹ khi cho con em mình sử dụng yến sào. Vậy đâu là cách sử dụng tổ yến an toàn cho trẻ em? Hay những lưu ý khi trẻ nhỏ dùng loại thực phẩm bổ dưỡng này là gì? Mời các bạn cùng theo chân Tổ Yến Sào Cao Cấp VN giải đáp qua bài viết này.
Liều Lượng Sử Dụng Yến Sào Cho Trẻ Em
Cơ thể trẻ nhỏ theo từng giai đoạn sẽ cần phải kiêng cử những thứ khác nhau, vì thế khi cho bé dùng yến sào, cha mẹ cần xem xét kỹ độ tuổi, khả năng hấp thụ của trẻ.
Trẻ Dưới 6 Tháng Tuổi
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi không được sử dụng yến sào. Trong giai đoạn này, mẹ nên tập trung bồi bổ sức khỏe của bé bằng sữa mẹ là chính yếu, trong trường hợp mẹ không đủ sữa hoặc không thuận lợi để cung cấp sữa cho con thì có thể thay thế bằng sữa bột.
Không nên cho trẻ sử dụng yến sào nói riêng và các thực phẩm ăn dặm nói chung trong độ tuổi này, vì hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa cũng như khả năng hấp thụ của bé là rất yếu, chưa đủ khả năng tiếp nhận dưỡng chất.
Trẻ Từ 6 Tháng Đến 1 Tuổi
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi có thể bắt đầu tập ăn dặm, tuy nhiên các mẹ không nhất thiết cho bé dùng yến trong giai đoạn này. Có thể dùng không đồng nghĩa với việc cơ thể bé sẽ hấp thụ tốt dưỡng chất từ yến.
Một số trường hợp bé nên dùng yến ở giai đoạn này là trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, cần bồi bổ thêm dưỡng chất để trẻ phát triển bình thường. Nhưng hãy lưu ý nên cho trẻ thử sức với lượng yến nhỏ, sau đó theo dõi và tăng lên từ từ.
Còn đối với trẻ có thể trạng và tình hình phát triển bình thường, mẹ nên cho bé tập ăn dặm với các thực phẩm như trái cây nghiền, bột ăn dặm, cháo thịt nhuyễn,…
Trẻ Từ 1 Đến 3 Tuổi
Giai đoạn 1 đến 3 tuổi mẹ có thể cho bé dùng yến. Liều lượng yến sào cho trẻ em ở thời điểm này nên duy trì ở mức 1 – 2g/ngày, 1 tuần có thể dùng 2 – 3 lần.
Trẻ 1 – 3 tuổi có thể hấp thụ tốt dưỡng chất từ yến, nhưng mẹ nên lưu ý về cách sơ chế, chế biến cũng như là chế độ sử dụng để tránh gây áp lực quá mức lên hệ tiêu hóa của trẻ. Các món ăn được khuyến khích thực hiện là cháo yến, súp yến hoặc yến hầm thịt gà băm nhỏ.
Trẻ Trên 3 Tuổi Đến 10 Tuổi
Với độ tuổi này, cơ thể trẻ đã dần hoàn thiện, chức năng của hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch cũng trở nên tốt hơn, có thể nhận biết chất gây hại và hấp thụ tốt dưỡng chất từ yến sào. Do đó, mẹ có thể tăng khẩu phần yến của trẻ lên 2 – 3g/ngày, dùng 2 – 3 lần/tuần.
Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm nước yến hoặc chè yến để đa dạng thực đơn và đơn giản hóa quy trình chế biến, tiết kiệm thời gian cho mẹ.
Trẻ Em Trên 10 Tuổi
Trên 10 tuổi là lúc cơ thể trẻ đã hoàn toàn đủ khả năng tiếp nhận yến sào, trẻ được khuyến khích sử dụng yến sào vào giai đoạn này để bổ sung dưỡng chất cho thời kỳ dậy thì – giai đoạn tăng trưởng chính trong chu kỳ phát triển của trẻ.
Mẹ có thể bổ sung 3g yến/ngày, dùng đều đặn. Yến sào nên được sử dụng ở độ tuổi này của trẻ, nhưng mẹ cũng nên lưu ý về phản ứng cơ thể của con khi sử dụng.
Mẹ nên đặt nghi vấn và theo dõi liệu con có dị ứng hay mẫn cảm với các hoạt chất có trong yến sào không, để từ đó xây dựng chế độ tiêu dùng thích hợp.
Lưu Ý Khác Về Cách Sử Dụng Yến Sào Cho Trẻ Em
Ngoài liều lượng sử dụng yến sào cho trẻ em, mẹ cũng nên chú ý về cách sử dụng yến sào sao cho đảm bảo an toàn và mang lại nhiều dinh dưỡng cho con nhất. Sau đây là một vài lưu ý khi cho trẻ dùng yến sào mà mẹ nên biết.
Thời Điểm Sử Dụng Yến Cho Trẻ
Yến sào sẽ phát huy tối đa công dụng bổ sung giá trị dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ nếu mẹ cho bé tiêu thụ yến vào các thời điểm sau:
Buổi sáng sau khi thức dậy: Mẹ nên cho bé sử dụng một chén yến chưng gừng ấm nóng trước bữa sáng, đây là lúc bụng bé còn rỗng nên việc hấp thu dưỡng chất vào cơ thể sẽ diễn ra ở mức tốt nhất, tránh gây lãng phí và hao hụt dinh dưỡng từ yến.
Buổi tối trước giờ đi ngủ: Trước giờ đi ngủ tầm 30 – 40 phút, mẹ có thể bổ sung cho trẻ một bát chè yến thanh ấm, ngọt nhẹ. Lúc này phần thức ăn của bữa tối đã dần được hấp thụ hết, do đó cơ thể đủ chỗ trống để tiếp nhận thêm dưỡng chất từ yến sào. Mặc khác, chè yến ấm nóng sẽ giúp bé dễ ngủ và ngủ được sâu giấc hơn.
Ngoài hai buổi chính trên, mẹ có thể linh hoạt thay đổi để biến yến thành món ăn xế vào giữa giờ chiều.
Lúc này cơ thể trẻ cũng cần được bổ sung năng lượng để tiếp tục các hoạt động còn lại trong ngày.
Lưu Ý Khi Chế Biến Và Bảo Quản
Tuân thủ liều lượng sử dụng yến sào cho trẻ em, mẹ cũng đừng quên những chú ý cần thiết khi chế biến và bảo quản.
Thời gian chưng và nhiệt độ chưng là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của món yến. Mẹ không nên chưng yến quá lâu và đun ở nhiệt độ quá cao.
Thời gian chưng yến vừa đủ sẽ rơi vào 25 – 30 phút ở nhiệt độ hợp lý là 85 độ C, trong điều kiện này, sợi yến vừa chín tới, có độ dai mềm cần thiết và đặc biệt giữ lại trọn vẹn các chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, khi chế biến yến sào cho trẻ, mẹ nên gia giảm nguyên liệu và gia vị đi kèm sao cho hợp lý. Ví dụ, với món yến chưng gừng khi cho trẻ ăn nên giảm tối thiểu lượng gừng và đường phèn, vì gừng chứa tính nóng cao và đường phèn có độ ngọt nhiều, về lâu dài sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Về cách bảo quản, Toyensaocaocap.vn khuyên mẹ nên phân loại tổ yến trước khi tiến hành bảo quản:
- Với tổ yến thô, yến nguyên chất, sau khi được sấy khô và xử lý khử độc, việc mẹ cần làm là cho tổ yến vào lọ thủy tinh hoặc túi/hộp kín khí, đậy kín và đặt hũ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Với tổ yến đã qua sơ chế, mẹ cần cho vào hộp kín, bảo quản trong ngăn riêng của tủ lạnh, hạn chế tiếp xúc với các loại thực phẩm khác để tránh ám mùi và nhiễm khuẩn.
- Với tổ yến tinh chế, sau khi rửa sạch và nhặt hết lông thừa, mẹ để khô và bảo quản tương tự với tổ yến thô là được.
- Với yến sào đã qua chế biến nhưng chưa dùng tới, mẹ nên để thức ăn vào hộp kín (nếu có thể mẹ nên ưu tiên sử dụng hộp/lọ thủy tinh), bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, thời lượng tối đa cho cách bảo quản này là 7 ngày.
Lưu Ý Khi Chọn Mua Yến Sào Cho Bé
Nắm được liều lượng sử dụng yến sào cho trẻ em cũng là lúc mẹ nên tìm hiểu về nguyên tắc để chọn mua yến sào phù hợp và chất lượng cho trẻ.
Đầu tiên, mẹ nên lựa chọn các thương hiệu, các đại lý phân phối yến sào uy tín trên thị trường, tin dùng các nhãn hiệu lớn cũng là một sự lựa chọn sáng suốt nếu mẹ không có quá nhiều kinh nghiệm trong việc phân biệt yến thật, yến giả.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thu nạp cho mình một vài thông tin, đặc điểm của yến sào thật, để dễ dàng phát hiện và loại bỏ hàng giả khi mua yến sào cho trẻ:
- Bạch yến thật thường có màu trắng ngà, mùi tanh tự nhiên khi ngửi, đồng thời sợi yến đục, đan xen lộn xộn, không theo bất kỳ trật tự nào trên tai yến. Yến thật khi bóp sẽ dễ gãy, có một độ giòn nhất định.
- Bạch yến giả sẽ có màu trắng đục, mùi hắc nồng của hóa chất, sợi yến có màu trong khi soi dưới ánh nắng trực tiếp. Tai yến khi bóp có độ đàn hồi, khó gãy hơn so với yến thật và sợi yến dài, liền mạch ở mặt trong của tai yến.
Cuối cùng, dựa theo từng tình hình sức khỏe và mức độ mong muốn bồi bổ dưỡng chất cho con, mẹ có thể lựa chọn hoặc thay đổi linh hoạt giữa hồng yến, huyết yến và bạch yến. Tuy nhiên, hiện nay bạch yến vẫn là nguyên liệu được nhiều phụ huynh tin dùng nhất.
Câu Hỏi Thường Gặp
Một Tổ Yến Có Thể Cho Bé Dùng Được Mấy Lần?
Thông thường, một tổ yến sào trên thị trường sẽ nặng khoảng 8 – 10g. Với khối lượng này, trẻ trên 1 tuổi khi tuân thủ liều lượng 1 – 2g/lần, có thể dùng 4 – 5 lần/tổ yến. Trẻ trên 2 tuổi có liều lượng 2 – 3g/lần, có thể sử dụng 3 – 4 lần.
Trẻ Em Ăn Nhiều Yến Sào Có Tốt Không?
Trẻ em ăn nhiều yến sào là không tốt. Theo khuyến nghị, trẻ em nên được duy trì chế độ ăn cân bằng, chứa đầy đủ các chất từ thực phẩm tự nhiên, yến sào chỉ được coi là một thực phẩm bổ sung, hỗ trợ dinh dưỡng trong thực đơn, chứ không phải món ăn chính.
Lời Kết
Trước khi sử dụng yến cho con em, cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ về chế độ tiêu dùng, phương thức chế biến và bảo quản cũng như liều lượng sử dụng yến sào cho trẻ em hợp lý, sao cho việc sử dụng này mang lại hiệu quả tối đa nhất có thể. Với bài viết trên đây, hy vọng Toyensaocaocap.vn đã cung cấp đầy đủ các kiến thức cần thiết cho bạn đọc.