Tổ Yến Được Hình Thành Như Thế Nào? Nguồn Gốc Và Phân Loại

Ai ai cũng đều biết rằng tổ yến là loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng và có giá trị cao. Nhưng không phải ai cũng biết tổ yến được hình thành như thế nào. Ở bài viết này, toyensaocaocap.vn sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin chi tiết cách hình thành tổ yến sào nhé!

Nguồn Gốc Của Tổ Yến

Tổ yến được phát hiện ở những nơi hiểm trở như vách đá, hang động. Nó được hình thành từ nước bọt của chim yến và được khai thác chủ yếu từ tổ của hai loài chim yến là yến hàng và yến sào đen. Chúng được tìm thấy tại Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam,…

Ở Việt Nam, tổ yến được phát hiện ở các hòn đảo của một số tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ như Phú Yên, Khánh Hòa,.. Tất cả tổ yến đều nằm trên những vách đá rất cao, quá trình khai thác rất nguy hiểm.

Tổ Yến Được Hình Thành Như Thế Nào?

Cấu Tạo Của Tổ Yến Như Thế Nào?

Đa số nhiều người vẫn đang lầm tưởng rằng tổ yến được hình thành từ lông, rêu, lá như các loài chim khác. Nhưng thực chất nguyên liệu chính để làm tổ lại chính là nước bọt của giống chim này.

Nước bọt của chim yến khi đông lại sẽ rất cứng cáp và chắc chắn. Vì thế, chim yến đã tận dụng và xây những tổ từ nước bọt của mình để đẻ trứng và ấp.

Hình Dạng Phổ Biến Của Tổ Yến

to yen co hinh dang giong cai chen
Tổ Yến Có Hình Dạng Giống Chiếc Chén Nhỏ

Khi nhìn vào tổ yến, bạn sẽ thấy nó trông như một cái chén. Và cái chén này được úp dính vào thành vách hoặc thành nhà nuôi chim yến. Thường tổ chim yến sẽ có nhiều lớp phiến xếp chồng lên nhau, vì hằng đêm, chúng sẽ quét một lớp nước bọt mới để xây tổ.

Về kích thước, tổ yến cũng khá đa dạng. Chúng có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Với những tổ yến to, độ sạch cao thì giá thành sẽ rất cao.

Vị Trí Yến Thường Xây Tổ

Tổ yến được hình thành như thế nào, có chắc chắn hay không phụ thuộc rất nhiều vào vị trí yến chọn để xây tổ.

Chim yến thường xây tổ ở những nơi có vị trí khá đặc biệt. Nếu trong hang đá, chúng sẽ chọn những nơi có khe và độ bám chắc, Còn trường hợp được nuôi, chúng sẽ chọn những vị trí chắc chắn để xây dựng tổ lâu dài. Chim yến thường né những vị trí không chắc chắn, lỏng lẻo, dễ bị xâm nhập bởi kẻ thù và các yếu tố tác động khác.

Chim yến sẽ đến vị trí đó và làm tổ nhiều lần, cố định ở đó nhiều năm. Theo thời gian, tổ yến sẽ ngày càng lớn do sự bồi đắp liên tục. Những người khai thác chỉ nên thu hoạch tổ yến trong một thời gian hợp lý, không sớm cũng không muộn.

Quá Trình Xây Tổ Của Chim Yến

Vào mùa làm tổ, chim yến sẽ chọn vị trí chắc chắn, thích hợp để sinh sống trong nhiều năm và xây tổ. Với những đôi chim yến mới trưởng thành, chim đực sẽ làm tổ trước, sau đó, chúng sẽ tìm kiếm bạn đời và gọi chim mái làm tổ chung. Còn đối với những đôi chim yến đã qua quá trình sinh sản thì việc làm tổ sẽ là nhiệm vụ của cả hai.

Chim yến dùng nước bọt tiết ra để làm tổ. Vào mùa sinh sản, tuyến nước bọt phát triển rất mạnh. Khi xây tổ, chúng sẽ dùng cơ hàm ép vào tuyến nước bọt và dùng lưỡi đẩy nó ra khỏi miệng, quẹt lên thành vách làm tổ.

Sau khi tiếp xúc với không khí, nước bọt thường đóng khô trong vòng 2-3 giờ. Qua thời gian dài, tổ hình thành hoàn chỉnh để đựng trứng của đôi chim yến.

Yến Đảo Xây Tổ Như Thế Nào?

cach yen dao xay to
Chim Yến Đảo Thường Xây Tổ Trên Vách Đá Sâu Trong Hang Tối

Yến đảo sẽ xây tổ trong các hang động sâu, vách đá cao. Vậy nên, quá trình khai thác tổ yến rất gian nan, nguy hiểm và giá thành của chúng rất cao. Yến đảo xây tổ qua các bước như sau:

Chọn vị trí làm tổ

Chim yến rất thích những nơi có cường độ ánh sáng 2 lux (chạng vạng tối) để tránh sự để ý của kẻ thù. Chúng thường chọn những vị trí đã được xây tổ của những chim yến khác, vì tin rằng nơi đó sẽ thực sự an toàn. Chim yến thường chọn những hang động sâu, vách đá lòng rộng, phù hợp để xây tổ.

Quy trình

Trước tiên, chọn vị trí thích hợp để làm tổ.

  • Chim yến sẽ kiếm ăn ban ngày, nhiệm vụ làm tổ về đêm do chim yến đực đảm nhiệm.
  • Chúng dùng cơ hàm ép tuyến nước bọt, lấy lưỡi quét lên thành, tạo thành mép tổ.
  • Sau đó, đu mình ở mép, chúc đầu xuống dưới để tiếp tục xây tổ,
  • Tổ yến dần được định hình, ban đầu hình thành xơ mướp, sau đó rất chắc chắn.
  • Tổ yến khi đã hoàn thành cũng là lúc con cái sắp đẻ.

Tổ yến được hình thành qua khoảng thời gian dài. Trung bình mỗi đêm, chúng xây được 1mm tổ yến. Khi tổ yến hoàn thành, chim yến quẹt nước bọt lên mép, đu lên vách quẹt vào trong lòng tổ, tạo thành vị trí đặt trứng. Nếu bắt gặp lớp xơ mướp, tức là yến sắp đẻ trứng.

Yến Nhà Xây Tổ Như Thế Nào?

to yen nha duoc hinh thanh nhu the nao
Dù Được Nuôi Trong Nhà, Tổ Yến Nhà Vẫn Giữ Được Những Đặc Điểm Giống Yến Đảo

Dù được nuôi trong nhà, những yến nhà vẫn có những đặc tính phát triển giống yến đảo. Cụ thể, yến nhà xây tổ với các bước như sau:

Chọn vị trí tốt làm tổ

Yến nhà được người dân dẫn dụ bằng phương tiện hỗ trợ âm thanh. Thường thì tổ yến nhà có chân yến không được chắc chắn và nó có dạng hình cánh cung chứ không phải như chiếc chén giống tổ yến đảo.

Quy trình

  • Ban ngày, chim yến nhà đi kiếm ăn.
  • Tầm 18h tối, sau khi đi kiếm ăn về, chúng sẽ nghỉ ngơi 30’ – 60’ rồi mới xây tổ. Thời gian chúng làm tổ nhiều nhất rơi vào 20h đến 3h sáng ngày hôm sau. Số lần và thời gian xây tổ sẽ không giống nhau, có sự khác biệt qua từng thời kỳ.
  • Ban đầu, chim yến nhà hình thành tổ trung bình 12 lần/ ngày. Tuy nhiên, khi gần đến thời gian đẻ trứng, chúng sẽ tăng cường độ xây tổ lên 15 lần/ ngày. Thời gian cho 1 lần thấp nhất là 25s và cao nhất là 7’. Đến khi đẻ trứng, chim yến nhà sẽ dừng lại hoặc thỉnh thoảng vẫn sẽ quẹt nước bọt vào chân tổ để thêm chắc chắn.
  • Một chiếc tổ thường hoàn thành trong 50 ngày, chúng được làm hoàn toàn bằng nước bọt màu trắng bán nguyệt, kích thước trung bình để chim yến nhà đẻ trứng là R = 40:50 mm.
  • Bán kính nhỏ nhất của tổ là 35mm và tối lớn nhất là 65mm. Các tổ yến không được khai thác thì sau khi chim con trưởng thành và rời tổ, chim yến bố mẹ tiếp tục làm chồng lên tổ cũ cho các lần sinh sản kế tiếp. Cứ như vậy, tổ yến ngày càng dày hơn.
  • Nếu là lần đầu làm tổ, chim yến nhà thường mất 4 tháng. Những lần kế tiếp chỉ tốn khoảng 1 tháng.

Chu Kỳ Thời Gian Làm Tổ Của Chim Yến

Một cặp chim yến thường đẻ trứng và nuôi dưỡng chúng khoảng 2-3 lần/ năm. Chu kỳ làm tổ của chúng được cụ thể như sau:

  • Làm tổ: dao động 30 – 32 ngày.
  • Đẻ trứng: dao động 1 -2 tuần.
  • Ấp: khoảng 22 – 28 ngày.
  • Nuôi con: khoảng 47-51 ngày.
  • Nghỉ ngơi: 1 tuần.
  • Xây lại tổ: khoảng 30 – 32 ngày.

Phân Loại Tổ Yến

phan loai to yen
Dựa Vào Nguồn Gốc Tổ Yến Có Hai Loại Là Yến Đảo Và Yến Nhà

Dựa vào nguồn gốc, tổ yến được gồm có 2 loại là tổ yến đảo tự nhiên và tổ yến nhà. Tùy vào màu sắc của mỗi loại, tổ yến được phân nhỏ theo nhiều nhóm khác nhau. Cụ thể như sau:

Tổ yến đảo tự nhiên

Tổ yến đảo tự nhiên được hình thành trên các vách núi đá cao cheo leo, ở ngoài đảo. Chim yến sẽ chọn những vị trí tốt nhất, dùng nước bọt của mình để làm tổ. Quá trình hình thành rất khó khăn, vất vả. Khi cảm thấy tổ đã đạt chuẩn, chim yến sẽ đẻ trứng vào tổ.

Thông thường, người khai thác sẽ đợi đến khi chim yến con lớn lên, tự kiếm ăn được thì mới bắt đầu khai thác tổ yến. Vì tính chất công việc rất nguy hiểm, nên tổ yến đảo tự nhiên sẽ có giá cao hơn so với tổ yến đảo nhà. Tổ yến đảo tự nhiên có hình dáng giống một cái chén, khá dày và chân cứng.

Sở dĩ hình dáng giống cái chén như vậy là vì để tránh sự lăm le của các loài khác và ảnh hưởng của thời tiết. Chân cứng để gắn chặt vào thành tường vì trong hang động có độ ẩm rất cao.

Tổ yến đảo tự nhiên sẽ được chia ra thành nhiều nhóm nhỏ khác, cụ thể:

Huyết yến: có màu đỏ, được tạo thành bởi phản ứng hóa học của khoáng chất từ vách đá ngấm vào tổ yến.

Hồng yến: có màu cam, màu sắc thay đổi từ màu của vỏ quýt đến màu của lòng đỏ trứng gà,

Bạch yến: đây là loại thông dụng nhất trên thị trường, được thu hoạch 3-4 lần/ năm, chiếm 90% số lượng tổ yến trên thị trường.

Tổ yến nhà

to yen nha hinh thanh nhu the nao
Tổ Yến Nhà Cũng Có Nhiều Loại Như Bạch Yến, Hồng Yến, Huyết Yến…

Tổ yến nhà được chia thành những nhóm sau:

Huyết yến: số lượng ít, được thu hoạch 1-2 lần- năm.

Hồng yến: phải nuôi ít nhất 6 năm mới xuất hiện hồng yến, giá thành khá cao trên thị trường.

Bạch yến: rất thông dụng, được nuôi nhiều, giá cả không ổn định vì tùy thuộc vào nguồn gốc yến.

Yến vàng: số lượng khai thác lớn hơn Hồng Yến nhưng vẫn ít, màu sắc nhạt hoặc đậm tùy lúc, chất lượng, độ giãn nở, giòn dai hấp dẫn, thường được thu hoạch với những tổ yến già để lâu.

Câu Hỏi Thường Gặp

Tổ Yến Được Tạo Thành Từ Đâu?

Tổ yến được tạo thành từ nước bọt tiết ra từ miệng chim yến. Khi vào mùa sinh sản, chim yến chọn vị trí tốt và xây tổ bằng cách dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng, quẹt nhiều lần lên vị trí đó. Nước bọt sẽ khô và đông cứng lại, tạo thành tổ.

Tổ Yến Có Từ Bao Giờ?

Không một ai biết chính xác tổ yến đã có từ bao giờ. Nhưng tương truyền rằng, nó đã xuất hiện ở Trung Quốc cách đây hơn 400 năm và được dùng như một loại ẩm thực quý giá của hoàng tộc. Tại Việt Nam, tổ yến cũng đặc biệt rất được ưa chuộng và xếp hàng vào Bát Trân – 8 món ăn tuyệt phẩm của vua chúa thời xa xưa.

Ai Là Người Tìm Ra Yến Sào?

Tổ chim yến đã được tìm thấy ở triều đại nhà Đường của Trung Quốc, bởi một đô đốc có tên là Cheng Ho. Ông đã tìm thấy tổ yến khi đi qua vùng biển Đông Nam Á và nghỉ chân trên đảo Mã Lai. Tại đây, ông đã phát hiện ra tổ yến.

Tổ Yến Có Những Chất Gì?

Bên trong tổ yến có chứa hàm lượng lớn protein, rất bổ ích cho sức khỏe của con người. Ngoài ra, còn có các axit amin cần thiết và 6 loại hooc môn, gồm testosterone và estradiol, carbohydrate và một lượng lipit nhỏ. Các chuyên gia nghiên cứu đã nhận định rằng trong tổ yến có chứa các chất kích thích sự phân chia và phát triển của tế bào, tăng cường tái tạo mô.

Khi Nào Yến Làm Tổ

Chim yến thường sẽ bắt đầu làm tổ vào mùa sinh sản, thường là cuối tháng 3 đến giữa tháng 5. Mỗi cái tổ được làm trong thời gian 33-35 ngày. Nó được xây thành hình cái chén, dính vào thành hang hoặc thành tường của nhà.

Lời Kết

Như vậy, toyensaocaocap.vn đã vừa giới thiệu xong đến bạn về quá trình tổ yến được hình thành như thế nào. Hi vọng bạn sẽ tích lũy được nhiều thông tin bổ ích!